ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Dược TPHCM lần lượt công bố lộ trình tăng học phí cho năm học tới.
- Khai giảng lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Quận Cầu Giấy năm 2021
- Đào tạo Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng
- Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2021 với nhiều ngành học có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn
Năm 2021, học phí đại học tăng gấp đôi. Ảnh minh họa.
Cụ thể, mức học phí mà trường ĐH Công nghệ thông tin đưa ra là 25 triệu đồng/năm (hệ đại trà), 35 triệu đồng (hệ chất lượng cao), 45 triệu đồng (chương trình tiên tiến). Năm tiếp theo, học phí ở mỗi hệ đào tạo tăng thêm 5 triệu đồng.
Đối với ĐH Bách khoa, chương trình đại trà có mức học phí là 25 triệu đồng/năm (mức cũ khoảng 12 triệu đồng); chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh là 66 triệu đồng (mức cũ khoảng 30 triệu đồng).
Từ năm học 2021-2022, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến áp dụng mức học phí mới, trong đó, nhóm ngành Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt có mức 32 triệu đồng/năm, các ngành còn lại 28 triệu đồng. So với năm 2020, mức thu này tăng hơn gấp đôi.
Trong khi đó, trường ĐH Y Dược TPHCM chưa công bố mức học phí mới, tuy nhiên từ năm 2020 đã áp dụng học phí mới theo cơ chế tự chủ với mức tăng gấp 3-4 lần so với những năm học trước, theo khoa Dược – Cao đẳng Dược (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) dẫn nguồn từ báo Tiền Phong.
Xây dựng học phí theo Thông tư 14
Được biết, các cơ sở giáo dục hiện nay xây dựng học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD&ĐT quy định chi tiết định mức kinh tế – kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo. Theo đó, các trường sử dụng ngân sách nhà nước sẽ áp theo định mức do Bộ GD&ĐT ban hành. Còn các trường thực hiện tự chủ sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do trường ban hành.
Các cơ sở giáo dục hiện nay xây dựng học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD&ĐT. Ảnh minh họa.
Đại diện các trường đại học cho biết, thực tế từ nhiều năm nay, chi phí đào tạo cho một sinh viên cao hơn so với học phí thu. Chi phí này được bù bởi nguồn ngân sách nhà nước được cấp, doanh nghiệp đầu tư và các nguồn thu từ chuyển giao khoa học công nghệ của trường. Khi thực hiện tự chủ, không còn bao cấp ngân sách, các trường phải cân đối thu chi để đảm bảo việc đào tạo, cơ sở vật chất và tiền lương giảng viên.
Theo Trưởng phòng đào tạo, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Bộ GD&ĐT hiện đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng Nghị định số 86 đối với năm học 2021-2022 với mức học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo mức học phí của năm học 2020-2021.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Nghị định quy định khung giá dịch vụ giáo dục – đào tạo của cơ sở giáo dục công lập; cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022 (thay thế Nghị định số 86 của Chính phủ). Trong dự thảo Nghị định, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra yêu cầu mức học phí tăng hằng năm của các trường không quá 15%.
Dù tăng học phí, song các đại học cam kết tăng các gói học bổng, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Những em học giỏi, nhà nghèo có thể được miễn học phí suốt khoá học.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn