Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh chi phí đào tạo khối ngành sức khỏe thường rất cao nên các trường Đại học đua nhau mở khối ngành sức khỏe chủ yếu để phát triển kinh tế trong thời buổi tự chủ.
- Học y phải thi mới được làm bác sỹ
- Bộ GD phản hồi về việc nhiều trường đua nhau mở khối ngành sức khỏe
- Tuyển sinh 2021 nhiều trường đua nhau mở ngành mới tăng chỉ tiêu
Sinh viên Y thực hành tại bệnh viện. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân nhiều trường ĐH mở ngành sức khỏe
Thật bất ngờ khi nhiều trường đại học bấy lâu nay có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế, công nghệ tại khu vực phía Nam… giờ đây lại lấn sân tham gia đào tạo khối ngành sức khỏe với quy mô tuyển sinh lên đến hàng nghìn chỉ tiêu. Dĩ nhiên luật giáo dục Đại học không ngăn cấm bất cứ cơ sở đại học nào mở ngành học mới nếu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn nhưng đối với nhóm ngành liên quan đến tính mạng con người này khiến nhiều người lo lắng. Ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng Phòng Khảo thí Chất lượng Cao đẳng Dược cho hay.
Việc đào tạo đội ngũ cán bộ sức khỏe nếu không kiểm soát chặt có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa bác sĩ, bác sĩ ra trường không có việc làm thì rất lãng phí.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là vì sao ngày càng có nhiều trường đại học lấn sân tham gia đào tạo các khối ngành sức khỏe cho dù điều kiện để mở ngành học này được cho là cực kỳ khắt khe? Nhu cầu nhân lực của ngành này quá lớn hay học phí đào tạo khối ngành sức khỏe đang là miếng bánh ngon cho các cơ sở giáo dục đại học?
“Việc nhiều trường mở ngành học về sức khỏe chủ yếu là về vấn đề kinh tế. Nhiều người đang nghĩ rằng, sinh viên ngành Y – Dược ra trường là dễ kiếm việc, thu nhập cao. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo ngành này thường cao cho nên các trường đi hướng này chủ yếu là phát triển kinh tế” ông Định cho hay.
Còn nhớ, hồi giữa năm 2020, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tạo ra một cú sốc cho các em sinh viên và dư luận khi đường đột tăng mức học phí, cao nhất lên đến gần 90 triệu đồng/năm. Con số này quả là hấp dẫn nếu xét về bài toán kinh tế.
Đào tạo khối ngành sức khỏe đang được nhiều trường Đại học quan tâm
Cũng theo cô Phạm Phương Lâm – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng cho hay, việc nở rộ nhóm ngành đào tạo sức khỏe trong một hai năm trở lại đây ở trình độ Đại học một phần cũng là do nhu cầu cấp thiết. Nhưng không vì thế mà ồ ạt đào tạo để rồi không quan tâm đến chất lượng. Cũng theoTS. Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban đổi mới Giáo dục – Đào tạo cho rằng, việc học phí trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa tăng lên cho thấy đem lại lợi nhuận rất cao nên các trường mới hăng hái tăng như vậy. Mặc dù nhiều trường nói là đào tạo phi lợi nhuận nhưng thực ra chắc phải có lãi thì các trường mới làm.
Khác với các chuyên ngành đào tạo khác, việc đào tạo khối ngành về sức khỏe được dư luận đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến trực tiếp đến sinh mạng con người. Chính vì lẽ đó mà ngoài việc đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thì điều kiện mở các ngành học này được xếp vào dạng cực khó. Có thể kể như ngành Y đa khoa phải có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng.
- Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.
- Ngành Răng – Hàm – Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng – Hàm – Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Bên cạnh yêu cầu về giảng viên, điều kiện mở ngành sức khoẻ cũng yêu cầu chi tiết về cơ sở vật chất. “Rất lo ngại khi lãnh đạo nhà trường không am hiểu về ngành Y. Đào tạo y phải là trường đào tạo chuyên ngành mới đảm bảo. Trong khi đó mật độ mở các ngành học sức khỏe tập trung lớn vào các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh thì lấy đâu ra đội ngũ giáo viên Giáo sư, tiến sĩ đủ kinh nghiệm để giảng dạy? Hơn nữa, mở nhiều quá khéo dẫn đến chuyện không có bệnh viện để mà thực tập, thực hành.” – TS. Hoàng Ngọc Vinh lo lắng.
Mở ngành học mới, thu hút sinh viên là sân chơi công bằng cho tất cả các trường Đại học. Song GS.TS Phạm Tất Dong – Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng, việc nhiều trường không có kinh nghiệm, không có các ngành học gần với các ngành học sức khỏe là điều không ổn.
Điều khiến GS.TS Phạm Tất Dong lo lắng nhất chính là chất lượng đào tạo. Bởi tính mạng con người không phải là trò chơi may rủi. “Sự trái chiều giữa các ngành học trong một trường thì làm sao anh đào tạo cho tốt được. Thầy đi dạy, đi khám theo kiểu liên kết thì chắc chắn không bằng họ làm chuyên ở một trường của họ. Nhiều người lo lắm, ngay cả đi khám bệnh bây giờ nhiều người còn phải hỏi bác sĩ được đào tạo ở đâu? Bác sĩ mà được đào tạo theo kiểu liên kết, kết hợp có khi họ không dám khám” – GS. Phạm Tất Dong chia sẻ.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.