Những chi phí cần trả khi mở quầy thuốc Tây ở nông thôn

Mở quầy thuốc ở nông thôn được nhiều Dược sĩ lựa chọn khi không phải cạnh tranh quá lớn. Vậy những chi phí nào cần trả khi mở quầy thuốc Tây ở nông thôn?

Những chi phí cần trả khi mở quầy thuốc Tây ở nông thôn

Những chi phí cần trả khi mở quầy thuốc Tây ở nông thôn

Mở quầy thuốc kinh doanh là mong muốn của rất nhiều Dược sĩ trẻ. Tuy nhiên, vấn đề về kinh tế, vốn liếng đã từng khiến không ít cá nhân có ý định mở nhà thuốc riêng phiền toái. Theo đó, nếu bạn mở quầy thuốc ở nông thôn bạn sẽ phải chi trẻ các khoản sau đây:

  • Chi phí mặt bằng: Nếu mở nhà thuốc ở khu vực nông thôn, thường khoảng chi phí này sẽ không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, để có được mức giá thuê tốt nhất, mọi người nên tham khảo giá thuê mặt bằng ở khu vực mình định kinh doanh trước.
  • Chi phí trang thiết bị, cơ sở vật chất: trong đó gồm dụng cụ y tế và các thiết bị cần thiết cho nhà thuốc (Tủ thuốc, khay đựng thuốc, vật dụng hỗ trợ….)
  • Chi phí nhập hàng hóa: Nếu bạn chưa có kinh nghiệm mở nhà thuốc, chắc hẳn đây là điều khiến bạn đau đầu nhất. Thông thường, khoản chi phí để nhập hàng hóa sẽ khá cao. Nếu bạn chỉ có một số vốn tương đối, tốt nhất  ban đầu bạn chỉ nên nhập những mặt hàng loại hàng được dùng nhiều, phổ biến nên cần nhập về bán để đáp ứng nhu cầu, cũng như để hạn chế phần nào chi phí đầu tư nhé!

Ngoài ra, nếu nhà thuốc định mở có quy mô nhỏ, thì có lẽ sẽ không cần đầu tư về chi phí này. Tuy nhiên, nếu quy mô vừa và lớn, các nhà thuốc vẫn thường thuê nhân viên hỗ trợ.

Thông thường, mức chi phí để mở 1 cửa hàng thuốc, 1 quầy thuốc trung bình ở quê sẽ giao động từ 100 đến 200 triệu đồng. Tùy thuộc vào quy mô cũng như vị trí chọn kinh doanh, mà mức chi phí này sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, nếu mọi người chọn mở quầy thuốc ở khu vực nông thôn thì mức chi phí sẽ cũng giảm đi đáng kể.

Bí quyết mở quầy thuốc ở nông thôn thành công

Bí quyết mở quầy thuốc ở nông thôn thành công

Để kinh doanh nhà thuốc ở nông thôn thành công các Dược sĩ cần nắm được các bí quyết sau đây:

  • Chọn vị trí “đắc địa”: Nông thôn là khu vực dân cư khá thưa thớt, việc tiếp cận khách hàng cũng khá hạn chế. Do đó, các Dược sĩ nhất định phải chọn cho mình 1 địa điểm tiếp cận khách hiệu quả nhất. Tốt nhất là những nơi đông dân cư, gần trường học, bệnh viện hay chợ…
  • “Chiều lòng” khách hàng: Người ta hay nói “tiếng lành đồn xa”. Đặc biệt là đối với các đơn vị kinh doanh nhà thuốc khu vực nông thôn. Chỉ cần thuốc của cửa hàng tốt, chăm sóc khách hàng chu đáo, chắc chắn người dân sẽ tự truyền tai nhau đến mua thuốc.
  • Chọn nguồn thuốc tốt: Đây chắc hẳn là điều khó khăn khi mở nhà thuốc. Chọn lựa được nguồn hàng tốt chính là đường đi ngắn nhất, giúp quầy thuốc của quý vị tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Nếu bạn còn băn khoăn về những kiến thức mở quầy thuốc kinh doanh có thể tham gia nhóm Hội Nhà thuốc – Quầy thuốc chữa bệnh Việt Nam để biết thêm thông tin về các đơn thuốc chữa bệnh, các giấy tờ pháp lý, tham khảo cách mở thuốc kinh doanh hiệu quả.

Năm 2020, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông báo tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Dược với điều kiện các bạn trẻ đã tốt nghiệp THPT. Sau khi tốt nghiệp có thể mở quầy thuốc kinh doanh và được đào tạo bài bản chuyên sâu về bán và kinh doanh thuốc.

Bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *