Những vụ án bê bối làm “chấn động” nền giáo dục nước nhà trong một thập kỷ qua

Không chỉ riêng vụ nâng điểm thi tại Hà Giang mà trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều “vết nhơ” được xem là làm chấn động dư luận một thời.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang đã xuất hiện vụ nâng điểm khống cho hơn 300 bài thi

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang đã xuất hiện vụ nâng điểm khống cho hơn 300 bài thi

2018: Hà Giang tặng điểm ảo cho thí sinh

Trong những ngày gần đây vụ việc nâng điểm cho hơn 300 bài thi trắc nghiệm tại tỉnh miền núi Hà Giang đang được dư luân đặc biệt quan tâm. Cụ thể, qua quá trình điều tra cho thấy, có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi được nâng điểm bài thi từ 1 đến 9 điểm so với điểm chấm thẩm định. Trong đó có 102 bài thi môn Toán được nâng từ điểm 1,0 lên 9,0. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định. Đây được coi là vụ gian lân đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau Hà Giang một vài tỉnh khác như Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình cũng đã xuất hiện hàng loạt nghi án điểm thi bất thường và để đảm bảo công bằng Bộ đã thành lập tổ công tác vào cuộc để kiểm tra. Mọi thông tin chi tiết về vụ việc hiện đã được Cao đẳng Y dược đăng tải lên Website của Trường Cao đẳng Y dược Pasteur.

Năm 2013: Thí sinh giật bài, làm bài tập thể trong phòng thi

Vài năm trước đây tại phòng thi số 35, hội đồng thi THPT Quang Trung (quận Hà Đông, Hà Nội) đã xảy ra vụ việc làm rúng động dư luận khi xuất hiện một clip quay lại cảnh nhiều thí sinh thản nhiên giật bài, làm bài tập thể bất chấp sự có mặt của giám thị. Điều đáng nói là các giám thị tại phòng thi này lại “khuất mắt trông coi” và bỏ ra ngoài hành lang nói chuyện với giám thị biên. Sự việc diễn ra ở cả hai môn Toán và Ngoại ngữ ngày 4/6/2013.

Sau khi clip trên được phát tán trên mạng xã hội, Sở GD&ĐT Hà Nội đã vào cuộc để điều tra và có hình thức xử phạt đối với Chủ tịch hội đồng, thanh tra viên được phân công phụ trách và các giám thị ở trong và ngoài phòng thi.

Thí sinh nhận đáp án bài thi từ ngoài tuồn vào

Thí sinh nhận đáp án bài thi từ ngoài tuồn vào

2012: Giám thi ném phao vào phòng thi

Năm 2012 ban tuyển sinh Cao đẳng Dược đã chia sẻ và đăng tải thông tin vụ việc tại trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang), khi một học sinh đã dùng bút bi có chức năng quay hình ghi lại hình ảnh giám thị ném bài thi môn Toán và Ngoại ngữ vào phòng thi. Đáp án còn được giải sẵn và cho phép tuồn vào phòng thi, thí sinh chỉ việc thoải mái trao đổi, chép. 

Sau 2 tháng điều tra, Sở GD&ĐT Bắc Giang đã quyết định kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên liên quan vụ việc này. Trước vụ việc trên nhiều người cho rằng một bộ phận giáo viên trong ngành giáo dục đang bị tha hóa về nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần phải loại trừ để tránh làm vẩn đục nền giáo dục nước nhà.

2007: Thư ký hội đồng thi in sao, giải đề thi cho thí sinh

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2007, chiều ngày 30/5/2007, sau khi thí sinh bắt đầu làm bài thi môn Vật lý khoảng 20 phút, ông Trần Hoài Nam và ông Dương Hoàng Anh là hai thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT được phân công làm nhiệm vụ giám sát tại Hội đồng thi Trung tâm GDTX huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã bắt quả tang Thư ký hội đồng thi Nguyễn Thành Bắc đang in sao, giải đề Vật lý do 2 thí sinh tuồn từ phòng thi.

May mắn là đáp án đề thi này chưa đến được tay thí sinh nhưng qua đó nhiều người cũng cho rằng sự quản lý trong công tác thi cử còn khá lỏng lẻo nên mới dẫn đến vụ việc trên.

Thí sinh chép đáp án trong phòng thi

Thí sinh chép đáp án trong phòng thi

2006: Giám thi ăn tiền để thí sinh được tự do trong thi cử

Dễ nhận thấy kỳ thi THPT quốc gia không những tồn tại tiêu cực mà còn xuất hiện vấn đề tham nhũng khi thầy giáo Đỗ Việt Khoa (giám thị tham dự coi thi tốt nghiệp tại THPT Phú Xuyên A, Hà Nội) đã tố cáo các giám thị bỏ vị trí, nhân viên phục vụ vào tận phòng thi phát bài giải cho thí sinh, giám thị nhận 700 nghìn đồng/người để làm ngơ cho học sinh sử dụng tài liệu.

Khi thông tin được các trang mạng xã hội, cơ quan báo chí, trang tin tức Cao đẳng Điều dưỡng đăng tải, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long khi đó đã cử một đoàn thanh tra đột xuất của Bộ GD&ĐT xuống THPT Phú Xuyên A và chứng kiến cảnh phao vứt ào ào qua cửa phòng thi.

Dễ nhận thấy chỉ hơn một thập kỉ trôi qua mà nền giáo dục Việt Nam đã xuất hiện quá nhiều bê bối và gian lận trong thi cử. Trước tình trạng này trên các điễn dàn, page, tin tức tuyển sinh đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia và thay thế bằng một hình thức khác để nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh cũng như tránh gian lận trong thi cử.

Địa chỉ: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (Cơ sở đào tạo bên trong Bệnh viên Châm cứu trung ương). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.85.895.895 – 0948.895.895.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *