Để không bỏ sót bất kì một chi tiết nào trong tác phẩm văn học thì các thí sinh cần lập dàn ý chi tiết về cách viết đề thi Nghị luận xã hội trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
- Bật mí một số “nguyên tắc vàng” giúp bài văn Nghị luận có sức “lôi cuốn”
- Gợi ý 6 kiểu đề bài Nghị luận Văn học thường gặp trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019
- Những bí quyết làm bài thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đạt điểm cao
Tổng hợp dàn ý chi tiết cách viết đề thi Nghị luận xã hội
Làm sao để đạt được điểm cao phần Nghị luận Văn học của môn Ngữ văn? Là câu hỏi mà rất nhiều thí sinh quan tâm. Theo đó để đạt được điểm tối đa học phần này thì bạn có thể tham khảo các dàn ý với 3 dạng bài nghị luận xã hội thường gặp sau đây để biết cách trình bày.
Dạng 1: Nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm
MỞ BÀI:
– Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.
– Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN BÀI:
- Vài nét về tác giả và tác phẩm: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng): Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.
- Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)
Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học:
- Người viết phải vận dụng kĩ năng đọc – hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
- Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.
Từ vấn đề xã hội được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề xã hội ấy:
- Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây (cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học) có thể là 1 tư tưởng đạo lí, có thể là một hiện tượng đời sống.
- Vì vậy người viết chỉ cần nắm vững cách thức làm các kiểu bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)
- Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:
- Bài học phải được rút ra từ chính vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống) được đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.
KẾT BÀI:
Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Nghị luận xã hội về một hiện tượng trong đời sống
Dạng 2: Nghị luận xã hội về một hiện tượng trong đời sống
MỞ BÀI:
Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
THÂN BÀI:
Giải thích hiện tượng đời sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng) Khi giải thích cần lưu ý:
- Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
- Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.
Bàn luận về hiện tượng đời sống: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)
Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
- Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
- Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)
Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động. (Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng.)
KẾT BÀI:
Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Dạng 3: Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý
Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dạng đề Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý là dạng đề khá phổ biến. Vì thế các thí sinh nên lưu ý rèn luyện cách lập dàn bài, làm đề thi thử cho học phần này.
MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN BÀI:
Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng). Khi giải thích cần lưu ý:
- Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.
Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)
Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.
- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.
Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng) Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:
- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.
KẾT BÀI:
Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Ở số bài trước, chúng tôi đã gợi ý những kiểu đề bài Nghị luận Văn học thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Các bạn trẻ có thể tham khảo và kết hợp với cách gợi ý làm dàn bài trên sẽ đạt được số điểm mình mong muốn để nắm chắc suất vào trường Đại học, Cao đẳng mình mơ ước.
Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Nếu có nhu cầu đăng ký học Cao đẳng Y Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với các ngành học tiềm năng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn như: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Xét nghiệm, Cao đẳng Hộ sinh và Cao đẳng Vật lý trị liệu có thể sử dụng hình thức Đăng ký trực tuyến qua website, sau đó chờ phản hồi từ phía Nhà trường. Mọi thông tin tuyển sinh chi tiết, các thí sinh có thể liên hệ đến địa chỉ: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur – Phòng đào tạo (P.506) – Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (Cơ sở đào tạo bên trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur