Trình Dược viên tổng hợp một số thuốc kháng sinh họ Beta – Lactam

Beta-Lactam là thuốc kháng sinh diệt khuẩn rất mạnh, tất cả kháng sinh họ này đều có cấu trúc chung là vòng Beta-Lactam.

Trình Dược viên tổng hợp một số thuốc kháng sinh họ Beta – Lactam

Benzyl penicillin

Theo Trình Dược viên Mai Hà Anh – giảng viên Cao đẳng Dược HCM, nhóm thuốc này bao gồm một số biệt dược: Pan-Penicillin, Penicillin potasium, penicillin G…có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến:

  • Vết thương nhiễm khuẩn, viêm xương tủy, nhiễm trùng máu.
  • Nhiễm khuẩn ở mũi, họng, xoang, tai giữa, viêm phổi nặng.
  • Viêm màng não, viêm nội tâm mạc..

Lưu ý: không nên dùng thuốc nhóm này khi mẫn cảm với nhóm Beta-Lactam hoặc đang trong thời kỳ có thai. Thận trọng khi giảm chức năng thận, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, suy tim vì gây nguy cơ tăng natri máu, không dùng liều cao cho người động kinh, không dùng trong thời kỳ cho con bú.

Một số hoạt chất có tác dụng tương tự:

  • Phenoxy methyl penicillin: còn gọi là PNC V-K, dùng đường uống.
  • Procain benzyl penicillin: dạng PNC hấp thu chậm, dùng đường tiêm.
  • Benzathin benzyl penicillin: dạng không tan của PNC, hoạt tính giống Benzyl PNC, dùng để trị giang mai, phòng thấp khớp cấp.

Aminobenzyl penicillin

Thuộc nhóm Penicilin A với các biệt dược: Ampi, Ampica, Totapen, Ukapen …và được chỉ định điều trị nhiễm trùng hô hấp, tai mũi họng, tiết niệu, da …

Bên cạnh đó, theo Dược sĩ Phạm Hồng Anh – giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: không nên dùng khi mẫn cảm với nhóm -Lactam, vi khuẩn kháng PNC. Thận trọng khi giảm chức năng thận, chức năng gan.

Amoxicillin

Trình Dược viên tổng hợp một số thuốc kháng sinh họ Beta - Lactam

Amoxicillin – thuốc kháng sinh họ Beta – Lactam

Một số biệt dược: Ospamox, Clamox, Amoxyl, Agram …

Chỉ định: nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, sinh dục, da, mô mềm …

Không dùng khi mẫn cảm với nhóm -Lactam, tiền sử vàng da, rối loạn chức năng gan do dùng Amoxicillin.

Cephalexin

Một số biệt dược: Cephaxin, Sporidex, Sporicef, Ospexin … được chỉ định để điều trị các bệnh liên quan tới nhiễm trùng tai mũi họng, hô hấp, tiết niệu, da …

Không dùng khi mẫn cảm với nhóm Beta-Lactam, suy thận, những tháng đầu thai kỳ, đang cho con bú.

Một số hoạt chất có tác dụng, chỉ định tương tự

  • Cefadroxyl: Cephalosporin thế hệ I, dùng dạng uống.
  • Cefradin: Cephalosporin thế hệ I, dùng dạng uống.
  • Cefalothin: Cephalosporin thế hệ I, dùng dạng tiêm.
  • Cefaclor: Cephalosporin thế hệ II, dùng dạng uống.
  • Cefuroxim (Zinnat, Zinacef): Cephalosporin thế hệ II, dùng dạng uống.
  • Cefixim (Hafixim): Cephalosporin thế hệ III, dùng dạng uống.

Các Cephalosporin thế hệ thứ III

Ceftriaxone

Một số biệt dược: Triaxone, Rocephin, Ceftrixon …dùng để điều trị trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng ở đường tiết niệu, hô hấp, não, màng não, máu, xương khớp, da, bệnh lậu, thương hàn. Bên cạnh đó, thuốc còn dùng để dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật, nội soi can thiệp.

Cefotaxim

Một số biệt dược: Claforan, Cefomix, Cefotax …

Phổ kháng khuẩn khá rộng, hoạt lực mạnh trên vi khuẩn gram(-).

Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và cách bảo quản tương tự Ceftriaxon.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *