12 điều y đức của Việt Nam dành cho người làm công tác y tế

Trước khi trở thành một bác sĩ, thầy thuốc phục vụ cho người dân, mỗi người theo học ngành y đều phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện về nghiệp vụ chuyên môn kèm theo đó là 12 điều y đức mà ai theo ngành y dược cũng phải ghi nhớ suốt đời.

Một người Điều dưỡng viên luôn phải lấy Y đức làm gốc

Một người Điều dưỡng viên luôn phải lấy Y đức làm gốc

Y đức Việt Nam

Y đức được xem như là những quy ước và nguyên tắc được các thành viên trong ngành chấp nhận, là kim chỉ nam cho việc hành nghề trong suốt cuộc đời. Y đức tuy không phải là pháp luật nhưng những quy định đã ban hành này cho phép, nghiêm cấm hay đề ra thủ tục về cách hành xử cho những tình huống khác nhau. Đây là một luật luân lý về hành vi của người thầy thuốc liên quan đến quan niệm tốt là đúng, xấu là sai.

12 điều y đức của Việt Nam

Trước khi quyết định một hành động là tốt hay xấu người quyết định phải so sánh với những lựa chọn của họ với những chuẩn mực đạo đức và giá trị mà xã hội chấp nhận. Y đức cũng có thể thay đổi tùy theo văn hóa của từng địa phương tuy nhiên việc thay đổi này vẫn lấy cái gốc làm trọng tâm.

Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều Y đức (hay “12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế”). Kể từ đó đến nay, 12 điều Y đức được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện, trung tâm y tế.

12 điều y đức (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) (Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) của nước ta cũng phù hợp với quy ước Y đức của Tổ chức Y khoa Thế giới (World Medical Association), và cũng lấy bối cảnh văn hóa Việt Nam làm nền tảng.

12 điều y đức của Việt nam

Nguồn Thư viện pháp luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *