Người thầy thuốc bộc bạch nỗi sợ lớn nhất trong nghề

Đối diện với nỗi đau da thịt, với giây phút sinh tử, với ca bệnh mà sự sống chỉ tính bằng phút nhưng trong sâu thẳm người thầy thuốc vẫn thường trực một nỗi sợ lớn.

Người thầy thuốc bộc bạch nỗi sợ lớn nhất trong nghề
Người thầy thuốc bộc bạch nỗi sợ lớn nhất trong nghề

Bỏ ra ngần ấy năm học tập, thực hành, phấn đấu để ra đời được người đời gọi bằng hai từ “thầy thuốc” nhưng bạn có biết họ cũng có những nỗi ám ảnh thường trực. Nếu không vượt qua được nỗi sợ ấy thì người họ cũng sẽ khó mà thành công và trụ vững với nghề.

Bác sĩ giỏi đến mấy cũng chỉ là con người

Nhiều người vẫn nghĩ bác sĩ giỏi lắm, họ có thể biến người bệnh thành không có bệnh, có thể cứu sống người khác bằng khả năng của mình thì sẽ không còn nỗi sợ nào có thể làm họ gục ngã. Nếu bạn cũng nghĩ như thế thì bạn và những người kia đã nhầm. Bác sĩ trước sau gì cũng chỉ là một con người. Họ cũng có những điều mà một người bình thường cũng có. Đó là sự sợ hãi, những lúc yếu lòng, sai sót, mất bình tĩnh, có cảm xúc và những điều trăn trở rất riêng. Tôi đã từng nghe đâu đó có một Giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur kể về nỗi sợ của người thầy thuốc cho sinh viên của mình nghe. Mục đích chỉ để các bạn có thể hiểu được sự khó khăn trong nghề, để chuẩn bị tâm lý đón nhận những nghiệt ngã, bạc bẽo mà Y Nghiệp sẽ đem đến trong cuộc đời bạn. Với sinh viên Y khoa từ ngày đầu tiên học tập và bước chân vào trường, họ đã phải gạt sang một bên cái bầu trời màu hồng chỉ có vui vẻ, thành công và tốt đẹp. Đã chọn con đường này thì nên thêm màu xám, màu đen, màu xanh hi vọng….cho cuộc đời mình.

Bác sĩ giỏi đến mấy cũng chỉ là con người
Bác sĩ giỏi đến mấy cũng chỉ là con người

Nỗi sợ lớn nhất đối với người thầy thuốc trong nghề

Là người đối mặt với hàng trăm ca bệnh mỗi ngày, đứng mổ cho không bao nhiêu bệnh nhân “thập tử nhất sinh” nhưng chưa bao giờ, bác sĩ phẫu thuật, cũng là Giảng viên đang giảng dạy Liên thông Bác sĩ đa khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur vẫn chưa bao giờ thôi nỗi sợ “bệnh nhân chết” trước khi vào phòng mổ. Đó cũng là nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời làm thầy thuốc của mình. Ca mổ đầu tiên vào một ngày đầu tháng 4 của đồng nghiệp anh là một bệnh nhân nữ, 65 tuổi đã ra đi trước mắt anh và các Điều Dưỡng viên, khi bác sĩ phẫu thuật đang thực hiện những thủ thuật đầu tiên. Dù biết trước khả năng thành công là rất thấp, đã thông báo gia đình chuẩn bị tâm lý nhưng khi sự thật hiển hiện, người thầy thuốc cũng không khỏi bị sang chấn về tâm lý. Được người nhà gửi gắm, hi vọng nhưng cuối cùng chỉ là một cái chết tức tưởi và đầy tiếc nuối. Từ sau cả mổ đó, bác sĩ mổ đã tự treo dao không mổ suốt một tháng để xem lại bản thân.

Không chỉ bác sĩ phẫu thuật, người trực tiếp thực hiện ca mổ mà bác sĩ chuyên khoa điều trị cũng cùng chung nỗi ám ảnh ấy. Theo lời kể của sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi thực tập ở một bệnh viện lớn. Bạn kể, một bệnh nhân được chỉ định điều trị nhưng vì chưa thống nhất phác đồ điều trị nên bệnh nhân đã qua đời. Vị bác sĩ già, dày dặn kinh nghiệm đã thực sự khó có thể vượt qua nỗi sợ ấy. Sau đó 1 tháng thì ông đã xin nghỉ về hưu sớm 5 năm. Chưa kể, sai sót, tai nạn nghề Y lúc nào cũng thường trực, chỉ cần xảy tay một chút là phải gánh hậu quả. Thế nên, dù có cứng rắn, có mạnh mẽ đến đâu thì thầy thuốc cũng chỉ là một con người rất đỗi bình thường. Họ không phải là thần thánh, họ không có phép thuật để tránh được sai lầm trong nghề. Vậy nên nếu lỡ biết họ sai sót, hãy khoan phán xét, chỉ trích mà hãy đứng ở vị trí của họ mà cảm thông một chút.

Trang Minh – Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *