3 lý do nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia dưới góc nhìn của một giảng viên

Sau những “cơn mưa” điểm 10 của kỳ thi THPT năm ngoái và đề quá khó của năm nay là những lý do thấy rằng kỳ thi THPT quốc gia chưa đủ để đảm nhiệm vai trò “2 trong 1”.

Ông Đào Tuấn Đạt - giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội.

Ông Đào Tuấn Đạt – giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội

Đó là ý kiến của ông Đào Tuấn Đạt – giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, Trưởng ban điều hành trường THPT Anhxtanh bàn luận về vấn đề kỳ thi THPT quốc gia không phù hợp để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Nếu áp dụng trong việc thực hiện 2 mục đích này sẽ chỉ gây tác dụng ngược trong dạy và học. Đó chính là lý do bỏ kỳ thi THPT quốc gia.

Phải chăng thi THPT quốc gia quá lãng phí?

Theo ông Đạt, thực tế những cơn mưa” điểm 10 của kỳ thi THPT năm 2017 và đề thi quá khó của năm 2018 cho dư luận thấy rằng không có cách gì để “chuẩn hóa” được một đề thi đảm đương được cả hai vai trò vừa xét tốt nghiệp, vừa thi đại học. Việc tổ chức thi dưới hình thức thi trắc nghiệm theo tác giả sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc dạy, học năm tới và tương lai của nền giáo dục nước nhà. Mặc dù đề khó nhưng tỷ lệ tốt nghiệp THPT dự đoán gần 100% và điều này càng khẳng định nền giáo dục tương lai bị thất bại hoàn toàn.

Đi vào thẳng vấn đề khi ông Đạt đưa ra dẫn chứng, để có thể tốt nghiệp thì học sinh chỉ cần tổng điểm trung bình lớp 12 cộng với điểm các bài thi là 10 điểm (bỏ qua điểm cộng ưu tiên và thi nghề). Nếu đã có trong tay 7,5 điểm trung bình lớp 12, việc đến phòng thi chỉ là thử độ đậm nhạt của cây bút chì và cục tẩy. Giả sử khi một nửa trong số thí sinh dự thi có điểm trung bình lớp 12 trên 7,5, các em chưa thi nhưng đã biết mình đỗ thì bắt làm bài liệu có cần thiết? Đây là một lãng phí lớn không thể bỏ qua.

Số thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018, xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Nguồn: Bộ GD&ĐT.
Số thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018, xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Nguồn: Bộ GD&ĐT.

Đề thi có 50% số câu hỏi dễ và rất dễ, chỉ là thuộc bài, không cần kỹ năng tính toán, khả năng tư duy của học sinh phổ thông trung học cũng có thể làm được. Về lý thuyết, những em đó sẽ được 5 điểm, như vậy rất khó để trượt tốt nghiệp. Do đó theo ý kiến của ông Đạt nên bỏ kỳ thi chung trong toàn quốc như hiện nay và thay vào đó là kỳ thi cuối năm nhẹ nhàng và thực chất cho lớp 12 do địa phương tự tổ chức theo quy chế chung toàn quốc.

Độ khó dễ của đề thi phụ thuộc vào trình độ thực tế của thí sinh tại các địa phương, miễn là kỳ thi diễn ra nghiêm túc. Việc đòi hỏi một mặt bằng chung trong toàn quốc là điều không thể và điều này sẽ góp phần tạo điều kiện để các địa phương chạy theo thành tích ảo.

Con đường vào Đại học dựa vào số phận

Nhận xét về đề thi năm nay, các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đồng quan điểm với ông Đạt khi cho rằng đề thi năm có số câu khó tăng vọt nhằm tránh những “cơn mưa” điểm 10 ở đề thi năm ngoái. Tuy nhiên theo ông Đạt, nếu nhận định điều này thể hiện sự phân hóa cao là những nhận xét chủ quan, bởi chưa có phổ điểm thì chưa thể nói có phân hóa tốt hay không, chỉ chắc chắn một điều là số điểm cao sẽ giảm.

Nếu tình huống phổ điểm ở vùng 7-8 sẽ sít nhau thay vì 9-10 như năm ngoái thì có nghĩa vùng tranh chấp sẽ sít sao cho số phận của các em học sinh. Đây được xem là cuộc đánh cược mạo hiểm dựa vào may rủi với cả người ra đề và thí sinh là hệ quả của hình thức thi trắc nghiệm và việc cố ép hai kỳ thi với mục đích và chuyên môn khác hẳn nhau vào một kỳ thi.  

Đề thi năm nay khiến việc dạy và học mất sáng tạo

Đối với các đề thi trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, ông Đạt cho rằng bản thân thích đề thi tự luận môn Ngữ văn khi cho rằng độ tuổi 18 đã đủ trưởng thành để ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, hơn nữa là về Tổ quốc. Tuy nhiên điều đáng nói trong quá trình giáo dục các em có được dạy hay không?

Riêng với đề thi trắc nghiệm, tác giả mừng tượng chắc hẳn người ra đề đã phải rất dụng công vất vả như thế nào để tăng độ dài và khó, tuy nhiên điều này cũng vô tình tiêu diệt luôn vẻ đẹp tinh thần của Toán và các môn khoa học.

3 lý do nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia dưới góc nhìn của một giảng viên

3 lý do nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia dưới góc nhìn của một giảng viên

Điều đáng nói ở đây là với hình thức trác nghiệm với 4 đáp án là sao để biết khả năng tư duy sáng tạo của một nhà khoa học tương lai, hay khả năng về âm nhạc của một cô bé có thể trở thành nhạc sĩ bằng 4 cái ô định sẵn? Từ đó có thể thấy rằng việc dạy và học sẽ bị biến dạng như thế nào nào trong thời gian tới.

Giải pháp cho một kỳ thi hiệu quả

Theo ông Đạt, nên để các trường đại học hay các tổ chức Nhà nước và tư nhân thành lập trung tâm khảo thí độc lập và học sinh chỉ lấy chứng chỉ quốc gia theo môn học. Bài thi tiệm cận dần các bài thi chuẩn hóa của những nền giáo dục tiên tiến. Tiến tới công nhận có tính quốc tế chứng chỉ quốc gia. Điều này nhận được khá nhiều phản hồi từ độc giả sau khi những chia sẻ của ông Đạt được đăng tải trên các diễn đàn tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Y Dược,…

Riêng đối với những học sinh đã có chứng chỉ quốc gia môn học nào thì được miễn thi hết môn của kỳ thi do các địa phương tổ chức. Căn cứ chứng chỉ quốc gia theo môn học và những tiêu chí khác để xét tuyển là do các trường đại học quyết định.

Việc chỉ cần chứng nhận hết môn ở địa phương và xét học bạ là quyền của các trường. Ông Đạt nhấn mạnh, không thể cố gượng ép kỳ thi quốc gia “hai trong một” như hiện nay vì mỗi kỳ thi có những mục đích khác nhau.

Dù chưa đưa ra đáp án cho một phương án thi, xét tuyển phù hợp trong thời gian tới, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT vẫn cho rằng việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như những năm qua là phù hợp.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *