Abacavir được kết hợp với các loại thuốc HIV khác để giúp kiểm soát lây nhiễm HIV. Để đạt hiệu quả và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cần tuân thủ liều dùng theo chỉ định.
- Dùng thuốc Nexium 40mg cần biết điều gì?
- Dhamotil®: Hàm lượng, liều dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
- Natri sulfacetamide: Hàm lượng, công dụng và liều dùng chuẩn
Liều dùng và tác dụng phụ không mong muốn của Abacavir
Dạng và hàm lượng của thuốc abacavir
Hiện abacavir trên thị trường có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén, thuốc uống: 300mg.
- Dung dịch, thuốc uống 20mg/ml.
Tác dụng của thuốc abacavir người dùng cần biết
Abacavir được kết hợp với các loại thuốc HIV khác để giúp kiểm soát lây nhiễm HIV, giảm nguy cơ bị nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với vi rút, do chúng có tác dụng làm giảm khả năng bị các biến chứng HIV và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, abacavir không phải là một thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV.
Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, abacavir thuộc về một nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế enzyme sao chép ngược nucleotide.
Liều dùng thông thường của thuốc abacavir là gì?
– Liều dùng thuốc abacavir cho người lớn nhiễm HIV:
- 300 mg, dùng hai lần một ngày hoặc 600 mg uống một lần mỗi ngày.
– Liều dùng thuốc abacavir cho trẻ em nhiễm HIV
3 tháng trở lên:
Dung dịch uống: Dùng 8 mg/kg uống hai lần một ngày, không vượt quá 600 mg/ngày.
Viên nén:
- Trẻ từ 14 – 21 kg: Dùng 150 mg uống 2 lần một ngày.
- Trẻ từ 22 đến dưới 30 kg: Dùng 150 mg uống vào buổi sáng và 300 mg vào buổi tối.
- Trẻ từ 30 kg trở lên: Dùng 300 mg uống 2 lần một ngày.
Thuốc Abacavir
Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc abacavir
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng khi dùng thuốc abacavir bao gồm:
- Đau tai, nhức đầu;
- Có những giấc mơ kì lạ;
- Các triệu chứng cảm lạnh như hắt hơi, nghẹt mũi, viêm xoang;
- Có những thay đổi về hình dạng hoặc vị trí mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở mặt, cổ, ngực, cánh tay, chân và thân).
Hỏi ý kiến của bác sĩ/dược sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Phát ban, ngứa;
- Xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng mới như: triệu chứng ớn lạnh, cúm, mất cảm giác ngon miệng, lở loét miệng, dễ bầm tím hoặc chảy máu bất thường;
- Tiêu chảy, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, bệnh vàng da (vàng da hoặc mắt).
- Đau dữ dội ở bụng trên lan rộng ra lưng;
- Chán ăn lo âu, cảm giác khó chịu, khó ngủ (mất ngủ);
- Sưng ở cổ hoặc cổ họng (tuyến giáp mở rộng);
- Tăng tiết mồ hôi, run ở tay;
- Sụt cân không giải thích được;
- Đau nặng dưới lưng, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột;
- Thay đổi kinh nguyệt, bất lực, mất hứng thú trong quan hệ tình dục;
- Yếu ớt hoặc cảm giác đau nhói như có gai ở ngón tay hoặc ngón chân;
- Gặp các vấn đề về đi lại, thở, nói, nuốt và chuyển động mắt.
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đặc biệt nhấn mạnh, dừng dùng abacavir và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng sau: phát ban; sốt, cảm giác bị bệnh nói chung, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, ho, đau họng, đau dạ dày.
Lưu ý: Thuốc abacavir có thể gây nhiễm axit lactic (sự tích tụ axit lactic trong cơ thể, có thể gây tử vong). Bạn hãy gọi cấp cứu ngay nếu xuất hiện những triệu chứng nhẹ của tình trạng nhiễm axit lactic, chẳng hạn như: đau cơ hay yếu cơ, khó thở, đau bụng, tê hoặc cảm giác lạnh ở cánh tay và cẳng chân, buồn nôn và nôn mửa, chóng mặt, hoặc cảm thấy rất yếu hoặc mệt mỏi, nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Ngoài ra có thể còn những tác dụng phụ khác chưa được để cập. Vì vậy bạn cần tuân thủ liều dùng, hướng dẫn sử dụng theo chỉ định và khai báo những thông tin cần thiết để bác sĩ/dược sĩ nắm rõ.
Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo. Lưu ý rằng các thông tin này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn