Không phải ai cũng nắm rõ thông tin của thuốc Bezafibrate, đặc biệt là tác dụng phụ và những lưu ý trước khi sử dung. Theo đó, những thông tin cung cấp trong bài viết sau sẽ hỗ trợ bạn!
- Dùng thuốc Nexium 40mg cần biết điều gì?
- Dhamotil®: Hàm lượng, liều dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
- Natri sulfacetamide: Hàm lượng, công dụng và liều dùng chuẩn
Tổng quan thuốc Bezafibrate
Những dạng và hàm lượng của thuốc Bezafibrate
Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hiện trên thị trường dược phẩm, thuốc Bezafibrate hiện có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén, thuốc uống: 200mg.
- Viên nén, phóng thích biến đổi: 400 mg.
Tác dụng của thuốc Bezafibrate
Thuốc Bezafibrate được dùng để giảm mức độ chất béo (lipid) và cholesterol trong máu.
Thuốc có khả năng làm giảm tình trạng mắc bệnh tim mạch (chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ) và kéo dài tuổi thọ.
Bên cạnh đó, Bezafibrate còn điều trị các nồng độ cholesterol/ triglyceride bất thường trong máu (tăng cholesterol trong máu, tăng triglyceride trong máu hay pha trộn dyslipidaemia) khi các phương pháp khác như chế độ ăn uống, giảm cân và tập thể dục thất bại trong việc kiểm soát những bất thường trên.
Ngoài ra, Bezafibrate có thể được sử dụng nhằm các mục đích khác.
Liều dùng thuốc Bezafibrate cho người lớn và trẻ em
– Liều dùng thuốc Bezafibrate cho người lớn:
- Uống 3 viên mỗi ngày (600 mg Bezafibrate).
– Liều dùng thuốc Bezafibrate cho trẻ em:
Hiện liều dùng thuốc Bezafibrate cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Theo đó, bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ/dược sĩ trước khi quyết định cho trẻ dùng.
Thuốc Bezafibrate có tác dụng phụ như thế nào?
Khi sử dụng thuốc Bezafibrate có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Dị ứng: thở khò khè; khó thở; phát ban hoặc ngứa; sưng mí mắt, mặt, môi.
- Sỏi mật.
- Tổn thương bất thường ở cơ bắp như: sưng tấy, đau cơ hay yếu cơ.
- Chán ăn (xảy ra ở hơn 1/ 100 người bệnh nhưng ít hơn 10/100 người bệnh)
- Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường.
- Mệt mỏi.
Tác dụng phụ xảy ra trong hơn 1/1000 người bệnh, nhưng không đến mức 10/1000 người bệnh):
- Nhức đầu, chóng mặt.
- Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
- Phát ban gây ngứa da hoặc thu hẹp đường hô hấp gây khó nuốt, khó thở.
- Cảm thấy không khỏe, cảm giác sưng phù, phân lỏng.
- Tắc ống dẫn mật.
- Rụng tóc.
- Suy thận cấp tính.
- Ngứa ngáy, các nốt ban mẩn cảm với ánh nắng mặt trời và ánh sáng nhân tạo, xuất hiện nhiều mảng da đỏ bất thường hay nhạt màu kèm với ngứa nhiều (phát ban).
- Yếu cơ, đau cơ hoặc chuột rút.
- Khó khăn trong quan hệ tình dục.
- Những thay đổi mật độ của một số enzyme trong cơ thể (qua xét nghiệm máu), tăng nồng độ creatinine trong máu.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Bezafibrate
Tác dụng phụ xảy ra trong hơn 1/10.000 người bệnh, nhưng ít hơn 10/10.000 người bệnh):
- Da mẫn cảm bất thường.
- Viêm tụy, gây đau dữ dội ở bụng và lưng.
- Nóng rát, tê, ngứa và yếu ở bàn tay và bàn chân;
Tác dụng phụ xảy ra trong vòng chưa đầy 1/10.000 người bệnh):
- Sỏi mật.
- Bệnh phổi.
- Nổi mụn.
- Xuất hiện vết bầm tím như phát ban.
- Cơ bắp tổn thương bất thường .
- Sụt giảm tế bào máu và tiểu cầu trong máu gây bầm tím, suy nhược, hoặc có nguy cơ nhiễm trùng.
- Các bệnh nghiêm trọng đi kèm phồng rộp da, mắt, miệng và bộ phận sinh dục.
- Thay đổi số lượng và các loại tế bào máu.
Bên cạnh đó còn có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp những tác dụng phụ trên. Vì vậy bạn cần liên hệ đến bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
Lưu ý gì trước khi dùng thuốc Bezafibrate?
Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, người bệnh không dùng thuốc Bezafibrate nếu bạn nằm trong các trường hợp sau:
- Dị ứng với Bezafibrate hoặc bất kỳ thành phần khác của Bezafibrate.
- Dị ứng với fibrate hoặc ánh sáng nhân tạo, hay ánh sáng mặt trời khi dùng các loại thuốc.
- Trường hợp bạn đang dùng thuốc statin và đang mắc các bệnh sau thì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh về cơ như: chấn thương; nhiễm trùng nghiêm trọng; chức năng thận bị suy giảm; uống nhiều chất cồn; phẫu thuật; người dùng là đối tượng trên 65 tuổi; thay đổi lượng hormone hoặc hóa chất trong cơ thể (thông qua xét nghiệm máu); có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn cơ bắp; tổn thương từ bệnh ở cơ.
Đối với các trường hợp sau cần thận trọng khi dùng thuốc Bezafibrat:
- Đang chạy thận.
- Mắc bệnh gan cấp tính hoặc hội chứng thận hư.
- Đang mắc bệnh túi mật.
- Đang được chăm sóc chuyên biệt khi dùng Bezafibrate.
Lưu ý: Cần báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ tình huống nào để có thể dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Đồng thời những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nên người dùng không được tự ý sử dụng. Hãy trao đổi với bác sĩ thật kỹ trước khi dùng.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp