Ai phải chịu bồi thường thiệt hại trong tai nạn Y khoa làm 9 người chết tại Hòa Bình?

Vụ xét xử bác sĩ Lương gây tai nạn y khoa ở Hòa Bình vẫn chưa có một giây phút “nguội” bởi những hệ lụy mà chúng đem lại, vậy ai mới là người phải chịu bồi thường thiệt hại trong trọng án này?

Ai phải chịu bồi thường thiệt hại trong tai nạn Y khoa làm 9 người chết tại Hòa Bình?

Ai phải chịu bồi thường thiệt hại trong tai nạn Y khoa làm 9 người chết tại Hòa Bình?

Theo nguồn Tin tức Y Dược mới nhất cập nhật, trong vụ đại án tại nạn y khoa làm 9 người chết ở Hòa Bình, bên cạnh những oan khuất cùng nhiều sai phạm thì dư luận vẫn đang tò mò không biết ai sẽ là người phải chịu bồi thường thiệt hại trong tai nạn này. Luật sư đại diện cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, Công ty Thiên Sơn cũng như 3 bị cáo đều “đá” trách nhiệm bồi thường dân sự lẫn nhau. Vậy kết quả sẽ như thế nào?

Không một cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường

Theo dõi những người đồng nghiệp gặp nạn trong suốt những ngày qua, giảng viên Ngô Minh Huệ – đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur vẫn tin vào công lý, tin vào bác sĩ Lương vô tội, đại án này trách nhiệm không thể “đổ” lên đầu người bác sĩ chân chính ấy. Cùng chung quan điểm, Luật sư Nguyễn Hoàng Trung – bảo vệ quyền lợi cho 9 gia đình bệnh nhân tử vong đã yêu cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình là đơn vị duy nhất phải bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần cho các bị hại.

Trước khi diễn ra phiên tòa ngày 29 – 5 cơ quan công tố đã xác định bệnh viện là bị đơn dân sự, nếu theo căn cứ pháp luật tòa án cho rằng cơ sở y tế là nơi để xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng. Vì thế, bệnh viện tỉnh phải bồi thường thiệt hại cho nhà nạn nhân, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị hại đã liệt kê mức yêu cầu bồi thường về mai táng phí, tổn thất tinh thần,… tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Cũng trong phiên tòa xét xử, đối đáp với quan điểm của ông Trung, đồng nghiệp Nguyễn Danh Huế – người bảo vệ quyền lợi cho bệnh viện cho rằng bệnh viện đã ký hợp đồng số 315 với Công ty Thiên Sơn thì bị cáo Bùi Mạnh Quốc đại diện cho công ty Thiên Sơn cần đến thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Cụ thế, cơ quan công tố đã cáo buộc những chất tồn dư hóa chất khi sục rửa máy lọc chính là nguyên nhân dẫn đến đại tại nạn y khoa này do đó, Công ty Thiên Sơn phải bồi thường toàn bộ trách nhiệm dân sự. Nhưng phản bác lại ý kiến của ông Huế thì luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương – đại diện theo ủy quyền của Công ty Thiên Sơn cho rằng đơn vị này đã hoàn thành hợp đồng cung cấp hệ thống máy lọc thận cho bệnh viện, hợp đồng này cũng đã được thanh lý, nghiệm thu thì công ty Thiên Sơn không có trách nhiệm bồi thường. Nữ luật sư này còn khẳng định, bệnh viện là cơ quan quản lý toàn bộ máy móc sau khi Thiên Sơn bàn giao, việc sử dụng nước để lọc thận không phải trách nhiệm của Công ty Thiên Sơn.

Bác sĩ Hoàng Công Lương trong phiên tòa xét xử

Bác sĩ Hoàng Công Lương trong phiên tòa xét xử

Đáp lại ý kiến của các Luật sư, đại diện VKS TP Hòa Bình tái khẳng định cơ quan công tố có đủ căn cứ kết luận bệnh viện và Công ty Thiên Sơn đã ký xong hợp đồng số 315. Nữ kiểm sát viên lý giải, đại diện 2 đơn vị đều khai đã ký hợp đồng. Bị cáo Quốc đến bệnh viện để thi công với tư cách đại diện cho Công ty Thiên Sơn. Vì thế, VKS vẫn giữ quan điểm buộc bệnh viện và đối tác phải liên đới bồi thường.

Bộ Y tế nói gì về tiêu chuẩn AAMI?

Theo các chuyên gia chuyên mục Hỏi đáp Y Dược trong tai nạn y khoa này trách nhiệm không thể quy trách nhiệm cho một mình bác sĩ Hoàng Công Lương, bởi kiểm tra những chất tồn dư có trong máy lọc không thuộc trách nhiệm của người bác sĩ này. Cũng trong chiều cùng ngày tại phiên tòa xét xử, ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) được tòa mời trở lại phòng xử án để trả lời các thắc mắc liên quan đến tiêu chuẩn AAMI. Theo ông, kỹ thuật lọc máu và tiêu chuẩn nước RO dùng trong chạy thận nhân tạo đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ văn bản quy định về quy chuẩn. Ông giải thích, bộ tiêu chuẩn AAMI ra đời từ những năm 70 và liên tục được cập nhật các chỉ số. Tiêu chuẩn này do Hiệp hội trang thiết bị Hoa Kỳ đề ra, rất tiên tiến và được nhiều quốc gia áp dụng, trong đó có Việt Nam.

Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế)

Ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế)

Liên quan đến câu hỏi của cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình gửi Bộ Y tế, đề nghị giải đáp việc sau khi sửa chữa, bảo dưỡng máy lọc thận có cần phải xét nghiệm nước và phải xem xét có tồn dư hóa chất tẩy rửa hay không? Đại diện Bộ Y tế khẳng định tại Việt Nam, bộ tiêu chuẩn AAMI trên cơ sở tự nguyện. Theo ông Quang, Bộ Y tế chỉ khuyến cáo xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI (gồm 25 tiêu chí). Nếu hợp đồng giữa các bên có điều khoản xét nghiệm nước thì phải bắt buộc phải thực hiện theo hợp đồng. Bản chất của AAMI là tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam, tiêu chuẩn này là tự nguyện. Còn lại, các trường hợp cụ thể phải tuân theo hợp đồng ký giữa các đối tác.

Hiện nay vụ án xét xử bác sĩ Hoàn Công Lương vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm chú ý, cũng chưa có kết luận cuối cùng bản án sẽ thế nào, ai phải chịu trách nhiệm trong toàn bộ chuyện này. Vì thế để cập nhật những thông tin nóng hổi nhất, các tình tiết xét xử của vụ án thì các độc giả có thể có thể theo dõi các trang tin tức Y tế uy tín và các trang mạng xã hội về nghề Y để hiểu rõ hơn.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *