Fosphenytoin được dùng trong các trường hợp điều trị một số dạng động kinh nặng cũng như các căn bệnh khác khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Dùng thuốc Nexium 40mg cần biết điều gì?
- Dhamotil®: Hàm lượng, liều dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
- Natri sulfacetamide: Hàm lượng, công dụng và liều dùng chuẩn
Cẩm nang dùng thuốc Fosphenytoin hiệu quả và an toàn
Dạng và hàm lượng của thuốc Fosphenytoin
Tại thời điểm này, thuốc Fosphenytoin có những dạng và hàm lượng sau:
Dung dịch, thuốc tiêm: Fosphenytoin 100 mg PE/2 mL, Fosphenytoin 500 mg PE/10 mL.
Fosphenytoin có tác dụng gì?
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Fosphenytoin là thuốc chống co giật, hoạt động trong não bộ nhằm ngăn chặn sự lây lan của chứng động kinh
Thuốc Fosphenytoin được sử dụng để điều trị một số dạng động kinh nặng.
Bên cạnh đó, Fosphenytoin cũng được dùngng để ngăn ngừa và điều trị các cơn động kinh có thể xảy ra trong hoặc sau khi phẫu thuật não hoặc hệ thần kinh; đồng thời được dùng cho các bệnh khác theo quy định của bác sĩ.
Tư vấn liều dùng thuốc Fosphenytoin cho người lớn
Theo thông tin từ nhà sản xuất:
– Liều dùng thuốc Fosphenytoin cho người lớn bị co giật:
- Liều thử nghiệm: Dùng 15-20 mg phenytoin natri tiêm tĩnh mạch ở mức 100-150 mg PE/phút.
- Liều tối đa: Dùng 2000 mg.
- Liều duy trì: Dùng 4-6 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch.
– Liều dùng thuốc Fosphenytoin cho người lớn mắc bệnh động kinh:
- Liều thử nghiệm: Dùng 10-20 mg phenytoin natri tiêm tĩnh mạch ở mức 100-150 mg/phút.
- Liều tối đa: Dùng 2000 mg.
- Liều duy trì: Dùng 4-6 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia làm 3-4 liều.
Lưu ý: Fosphenytoin nên dùng không quá 150 mg PE/phút do có nguy cơ hạ huyết áp.
Tư vấn liều dùng thuốc Fosphenytoin cho trẻ em
Không giống như liều dùng của người lớn, liều dùng thuốc Fosphenytoin cho trẻ em đến nay vẫn chưa được nghiên cứu và xác nhận. Theo đó hãy hỏi trao đổi với bác sĩ/dược sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi sử dụng.
Thông tin về thuốc Fosphenytoin
Tác dụng phụ khi dùng Fosphenytoin là gì?
Theo ghi nhận, thuốc Fosphenytoin có thể gây ra những tác dụng phụ gồm:
- Khó thở; phát ban; sưng mặt, môi, lưỡi, họng, hoặc đổi màu da ở bất cứ nơi nào trong cơ thể;
- Cảm giác muốn ngất xỉu;
- Tầm nhìn hoặc nói có vấn đề;
- Cảm thấy khó thở;
- Đau ngực, nhịp tim bất thường;
- Ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ, bầm tím hoặc chảy máu;
- Bị ho hoặc trở xấu kèm với sốt, khó thở;
- Lượng kali thấp;
- Buồn nôn và ói mửa,
- Sốt, sưng hạch, sưng tấy, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
- Tăng cân nhanh chóng, lú lẫn;
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không tiểu;
- Đau bụng, chán ăn;
- Dị ứng da nghiêm trọng;
- Nước tiểu đậm màu, phân đất sét màu, vàng da (vàng da hoặc mắt);
- Táo bón, khô miệng;
- Ù tai;
- Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ;
- Ngứa nhẹ, cảm giác tê;
- Run, yếu cơ, mất phối hợp;
- Đau ở hông hay lưng.
Mặc dù vậy, đây không phải toàn bộ về tác dụng phụ của thuốc Fosphenytoin và có thể có những tác dụng phụ khác. Vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra.
Tương tác thuốc và tình trạng sức khỏe cần lưu ý
Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Fosphenytoin với một số loại thuốc khác. Vì vậy, bạn nên tổng hợp các loại thuốc bạn đang dùng hoặc có ý định dùng để đưa cho bác sĩ.
Bên cạnh đó, các đối tượng sau cần đặc biệt chú ý khi dùng thuốc Fosphenytoin do liên quan đến hiệu quả và tính an toàn khi dùng thuốc:
- Suy tim.
- Vấn đề hạch bạch huyết.
- Tim nhịp chậm do xoang (nhịp tim chậm).
- Bệnh thận.
- Rối loạn chuyển hóa Porphyria (một vấn đề enzyme).
- Các vấn đề về máu hoặc tủy xương.
- Hạ huyết áp (huyết áp thấp).
- Block tim (hội chứng Adams-Stokes, khối xoang nhĩ hoặc block nhĩ thát).
- Giảm albumine.
- Bệnh gan.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi, tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng thuốc Fosphenytoin, bởi tất cả các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp