Quy định trường học phải có phòng y tế học đường đã có từ lâu nhưng đến nay không ít trường trên cả nước thiếu nhân viên y tế, khiến các trường gặp khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh.
- 5 lý do khiến giới trẻ bất chấp theo học ngành Dược
- Triệu cơ hội việc làm săn đón với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Dược hệ Cao đẳng
- Học Cao đẳng Dược chỉ có “ĐƯỢC” chứ không có “MẤT”
Mặc dù đã được triển khai từ rất lâu nhưng hiện nay công tác y tế học đường vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu
Cán bộ nhân viên y tế học đường vừa “thiếu” lại vừa “yếu”
Mặc dù đã được triển khai, thực hiện theo Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trường học, trong đó chú trọng đến việc củng cố nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất được coi là trọng tâm. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều nhận định, hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị, công tác y tế học đường vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Theo thống kê tỷ lệ trường học có phòng y tế mới chỉ đạt hơn 50%, tỷ lệ trường có cán bộ chuyên trách công tác y tế đạt khoảng 50%. Trên cả nước mới có khoảng 55% số trường thực hiện quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe của HS. Nhìn nhận từ con số trên có thể thấy công tác y tế học đường tại nước ta hiện nay còn rất nhiều bất cập đang tồn tại. Điển hình nhất có lẽ phải kể đến là quy định cán bộ y tế học đường có trình độ Trung cấp Y dược nên khi tuyển nhân viên y tế trường học, nhiều trường đã tuyển điều dưỡng, nữ hộ sinh nên hoạt động không theo một quy trình, từ hồ sơ sổ sách đến lĩnh vực chuyên môn. Trước bất cập trên nhiều trường đã đề nghị cần phải nâng cao chất lượng cán bộ y tế học đường, nên chú trọng tuyển những cán bộ tốt nghiệp trình độ Cao đẳng Y dược, có như thế công tác y tế học đường mới hoạt động được đúng chuyên môn cũng như đảm bảo chất lượng.
Câu chuyện về tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực y tế không chỉ tồn tại ở các bệnh viện, trung tâm y tế mà hiện nay còn xảy ra ở nhiều trường học trên khắp các tỉnh thành vì thế nhiều nơi vẫn tồn tại tình trạng nhân viên y tế là kế toán, thủ quỹ, nhân viên thư viện… kiêm nhiệm, thậm chí nhiều trường phòng y tế còn bị “bỏ hoang” vì thiếu nhân viên y tế. Với chất lượng và số lượng như trên dễ nhận thấy hoạt động y tế trường học ít nhiều cũng ảnh hưởng. Hiện nay nhiều trường có xu thế học ngày 2 buổi hay bán trú nên vai trò nhân viên y tế nhà trường ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và cần đầu tư thật bài bản. Cũng giống như một xã hội thu nhỏ, y tế học đường là một phần không thể thiếu trong trường học. Sự có mặt của nhân viên y tế sẽ giúp cho nhà trường vững tâm hơn trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh trong việc khám, theo dõi sức khỏe định kỳ, dự phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường học đường, từ bạn bè và xã hội. Vai trò quan trọng là vậy nhưng đến nay, nhiều địa phương hoạt động của y tế học đường chưa thực sự được như mong muốn. Vì thế trong thời gian tới Bộ yêu cầu các trường đẩy mạnh công tác tuyến dụng nhân viên y tế trình độ Cao đẳng Dược/ Điều dưỡng/ Y để có thể đảm bảo tốt đúng chức năng và nhiệm vụ. Bên cạnh đó các trường cũng cần chú ý đầu tư về trang biết bị, phòng y tế, tránh để 1 phòng học nhưng lại có nhiều chức năng.
Trong tương lai đội ngũ Y tế học đường cần được đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa
Đội ngũ y tế học đường cần được “chăm lo” hơn nữa
Trước thực trạng ấy, dễ nhận thấy sự tồn tại của các đơn vị, các ngành chức năng chưa được giám sát thường xuyên cũng như đầu tư đúng mức. Do đó, để có thể đảm bảo công tác y tế học đường thì nhất thiết phải cần đến các chính sách hay ban hành một số văn bản liên quan đến việc thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ chăm sóc sức khỏe, thực hiện các quy định về công tác y tế trường học, giám sát hoạt động, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên y tế trường học. Đặc biệt công tác y tế học đường cần được chú trọng và đầu tư từ các trường mầm non đến bậc đại học. Có như thế công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh, cũng như học sinh có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội mới được đảm bảo. Vì vậy, ngoài sự vững vàng về năng lực chuyên môn, nhân viên y tế trường học còn phải có kiến thức, phương pháp truyền thông để truyền tải, giáo dục học sinh về những vấn đề khá phức tạp và không dễ đề cập như giới tính, bệnh truyền nhiễm, an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân… Trong tương lai cần đưa hoạt động y tế học đường trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các địa phương. Dó đó có thể hiểu để có thể đảm bảo và thực hiện được tốt công tác y tế học đường thì trong thời gian tới nguồn nhân lực ngành Y dược tốt nghiệp trình độ cao đẳng sẽ trở lên “đắt giá” hơn khi nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang đặc biệt được chú trọng.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn