Ceftanir thuộc phân nhóm kháng sinh cephalosporin, có tác dụng trong việc diệt khuẩn.
- Dùng thuốc Nexium 40mg cần biết điều gì?
- Dhamotil®: Hàm lượng, liều dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
- Natri sulfacetamide: Hàm lượng, công dụng và liều dùng chuẩn
Ceftanir: Hàm lượng, liều dùng, cách sử dụng
Dạng và hàm lượng của thuốc Ceftanir
Theo ghi nhận, thuốc ceftanir hiện đang lưu hành trên thị trường ở dạng viên nang cứng, mỗi viên chứa 300mg cefdinir, dùng theo đường uống.
Ceftanir có tác dụng như thế nào?
Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cefdinir là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp, thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn.
Ceftanir có tác dụng với nhiều chủng đề kháng với kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin hay penicillin, nhờ khả năng gây ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn và bền vững trước một vài enzyme beta-lactamase.
Ceftanir cũng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm, như:
- Những đợt cấp trong viêm phế quản mạn;
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da;
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng;
- Viêm họng, amidan;
- Viêm xoang cấp.
Tư vấn liều dùng thuốc Ceftanir cho người lớn
– Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn: Uống 300mg/lần, 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
- Viêm da và cấu trúc da: Uống 300mg/lần, 2 lần/ngày, uống trong 10 ngày.
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng: Uống 300mg/lần, 2 lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
- Viêm họng, viêm amidan: Uống 300mg/lần, 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, dùng trong 5–10 ngày.
- Viêm xoang cấp: Uống 300mg/lần, 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
– Đối với người bệnh suy thận:
- Người lớn với độ thanh thải creatinin < 30ml/phút nên dùng liều 300mg/ngày.
- Người đang chạy thận nhân tạo, liều khuyến cáo là 300mg hoặc 7mg/kg tại thời điểm kết thúc một đợt chạy thận và sau đó dùng liều như trên, cách ngày.
Thuốc Ceftanir
Tư vấn liều dùng thuốc Ceftanir cho trẻ em
Tại thời điểm này, liều dùng thuốc Ceftanir cho trẻ em chưa có liều dùng khuyến cáo đối với trẻ dưới 12 tuổi. Theo đó, bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ/dược sĩ.
Tương tác thuốc
Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ceftanir có thể gây ra tương tác với:
- Probenecid;
- Thuốc kháng axit (chứa magnesi hoặc nhôm);
- Thuốc bổ sung sắt và thực phẩm giàu chất sắt.
Lưu ý gì trước khi dùng thuốc Ceftanir?
Các cán bộ y tế cho hay, trước khi dùng thuốc ceftanir, người bệnh cần được kiểm tra kỹ về tiền sử dị ứng với các cephalosporin và penicilin do có hiện tượng quá mẫn chéo giữa các kháng sinh nhóm beta-lactam. Nếu xảy ra tình trạng mẫn cảm, bạn cần báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ hoặc đến cơ sở y tế.
Cần theo dõi các biểu hiện liên quan trong quá trình điều trị, bởi đa phần các trường hợp dùng kháng sinh cefdinir đều bị tiêu chảy, thậm chí có thể gây tử vong.
Dùng cefdinir dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng đề kháng.
Có thể cần phải giảm liều đối với người bệnh suy thận có độ thanh thải cretinin < 30ml/phút.
Theo dõi chức năng thận và máu trong khi điều trị, nhất là khi dùng thuốc trong thời gian dài với liều cao.
Người dị ứng hoặc mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin không dùng ceftanir.
Báo với bác sĩ/dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú; hay có thai trong thời gian cho con bú.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Theo đó, bạn nên theo hướng dẫn của những người có chuyên môn để đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp