Colchicin thuốc điều trị bệnh GUT khi nào nên dùng?

Colchicin là thuốc được chọn dùng để giảm đau trong các đợt GUT cấp tính và phòng tái phát viêm khớp do GUT gây ra vậy khi nào nên dùng dùng Colchicin để điều trị GUT.

Colchicin thuốc điều trị bệnh GUT khi nào nên dùng?

Bệnh GUT- căn bệnh nguy hiểm

Colchicin  thuốc điều trị bệnh GUT đặc hiệu nhất

Theo chuyên trang tin tức Y Dược, Colchicin là thành phần đặc hiệu nhất trong điều trị GUT cấp tính, bên cạnh đó còn có thêm một số thuốc thông dụng khác như phenylbutazon, indometacin hoặc corticoid. Riêng đối với, Điều trị gút mạn tính dùng các thuốc làm tăng thải trừ acid uric như alopurinol, probenecid, sunfinpyrazol.

Colchicine có dạng bột vô định hình, vàng nhạt, không mùi được chỉ định điều trị các cơn gút cấp tính, cơ chế chưa hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng giảm đau và chống viêm khớp (trừ gút cấp), không làm tăng thải acid uric và rất ít tác dụng làm hạ acid uric máu.

Trong thực nghiệm tiêm tinh thể urat vào khớp đã gây được các cơn gút cấp tính điển hình, colchicine đã giới hạn được hoạt động thực bào của bạch cầu đa nhân và ngăn cản các bạch cầu lympho trưởng thành xuất hiện trong máu, vì vậy phong tỏa được phản ứng viêm này. Bên cạnh đó, Colchicin còn có thêm tác dụng làm ngừng phân bào ở giai đoạn tiền kỳ, biến kỳ, làm tăng sức bền thành mạch và hủy phó giao cảm.

Các bác sĩ chỉ định, sử dụng Colchicin sẽ có hiệu quả từ 2- 3h và kiên trì dùng trong 2 – 3 ngày.  Thuốc cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, viêm dây thần kinh ngoại biên và vô niệu…

Colchicin thuốc điều trị bệnh GUT khi nào nên dùng?

Colchicin thuốc điều trị bệnh GUT khi nào nên dùng?

Colchicin thuốc điều trị bệnh GUT khi nào nên dùng?

Dược sĩ Hà Anh tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược phân tích: bệnh GUT xảy ra khi lượng axit uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể gây ảnh hưởng đến các khớp và đau đớn cho bệnh nhân.

Khi dùng để điều trị gút, liều lượng, cách dùng và thời gian dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chống chỉ định dùng Colchicin, cho phụ nữ đang mang thai, suy tim, gan, thận nặng, bệnh nhân cao tuổi bị suy nhược. Đặc biệt, không được tiêm colchicin vào cơ thể theo đường dưới da hay tiêm bắp vì sẽ gây đau nhiều ở chỗ tiêm.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, chỉ nên uống Colchicin vào buổi tối trước khi đi ngủ và cho con bú sau 8h để hạn chế nồng độ thuốc cao trong sữa mẹ.

Nếu trong quá trình sử dụng Colchicin, gặp phải các triệu chứng sau (buồn nôn, nôn, đau bụng, và tiêu chảy. Với liều cao gây tiêu chảy nặng, chảy máu dạ dày – ruột, nổi ban, tổn thương thận) nên thông báo ngay cho bác sĩ và ngưng sử dụng thuốc.

Khi điều trị dài ngày, cần theo dõi đều đặn xem người bệnh có bị tác dụng phụ của thuốc hay không, kiểm tra đều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu. Ngoài các tác dụng phụ trên thuốc có thể gây viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn về máu (trị liệu dài ngày), giảm tinh trùng (hồi phục được), tuy nhiên những tác dụng phụ này ít gặp hơn.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *