Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh lọt TOP 66 ĐH hàng đầu châu Á

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh xuất sắc lọt TOP 66 ĐH hàng đầu châu Á, theo kết quả xếp hạng 2022 của tổ chức U-Multirank công bố.

Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh lọt TOP 66 ĐH hàng đầu châu Á

Tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới của Ủy ban châu Âu (U-Multirank) vừa công bố kết quả đánh giá đa chiều về các trường đại học trên toàn thế giới năm 2022.

Theo kết quả này, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh được công nhận là “Đại học Tốt nhất Việt Nam” và thuộc TOP 66 đại học hàng đầu châu Á trong tổng số 467 trường được xếp hạng.

Theo tìm hiểu của Ban Truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh được đánh giá cao trong bảng xếp hạng U-Multirank nhờ các tiêu chí kết quả nghiên cứu (tỉ lệ trích dẫn, số lượng công bố quốc tế cùng với đồng tác giả quốc tế-đạt điểm A), nhóm các tiêu chí chuyển giao tri thức, đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời đạt điểm A); kết quả đào tạo (tỉ lệ tốt nghiệp cử nhân đại học của sinh viên là 83,24%, tỉ lệ tốt nghiệp đúng hạn thạc sĩ đạt 97,84%); số lượng công bố hợp tác với các bên liên quan địa phương – cơ quan nhà nước, doanh nghiệp địa phương- đạt điểm C);…

Trước đó, vào năm 2020, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng là trường duy nhất ở Việt Nam nằm trong top 25 ĐH tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng U-Multirank về hạng mục “25 trường ĐH có đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời” thuộc lĩnh vực chuyển giao tri thức.

Sinh viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa

Sinh viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa

Ngoài ra cũng theo tìm hiểu của Ban Truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bảng xếp hạng U-Multirank công bố danh sách các trường đại học có chỉ số đánh giá tốt nhất thuộc các hạng mục:

  • Nghiên cứu (số lượng ấn phẩm nghiên cứu, số lượng ấn phẩm được trích dẫn hàng đầu, số lượng ấn phẩm liên ngành);
  • Định hướng quốc tế (sự dịch chuyển của sinh viên trong các chương trình liên kết quốc tế, số lượng ấn phẩm cùng nghiên cứu với tác giả quốc tế);
  • Chuyển giao tri thức (số lượng ấn phẩm chung với các đối tác trong ngành, số lượng bằng sáng chế được cấp, đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời);
  • Liên kết nghiên cứu khu vực (số lượng ấn phẩm cùng nghiên cứu với tác giả địa phương);
  • Giảng dạy và học tập (tỉ lệ sinh viên – giảng viên).

Nguồn: VTV – truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *