Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Chứng chỉ hành nghề Dược là gì? Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ như thế nào để Dược sĩ có thể mở cơ sở bán thuốc theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Chứng Chỉ Hành Nghề Dược – Điều kiện cần nghề Dược

Tại sao cần có chứng chỉ hành nghề Dược?

Trải qua quá trình học tập ở các trường Y Dược, Chắc hẳn tất cả các Dược sĩ đều biết hành nghề Dược là sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh Dược và hoạt động Dược lâm sàng.

Theo quyết định của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội: số 07/2003/PL – UBTVQH11, chứng chỉ hành nghề Dược là văn bản do cơ quan quản lý  nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện hành nghề theo quy định. Do đó, chứng chỉ hành nghề Dược được xem như là giấy thông hành của các sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng Dược hay trung cấp trước khi ra trường và bắt đầu hành nghề.

Những căn cứ pháp lý và điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược

dieu-kien-va-thu-tuc-cap-chung-chi-hanh-nghe-duoc

Thủ tục, hồ sơ và trình tự đăng ký chứng chỉ hành nghề Dược

dieu-kien-va-thu-tuc-cap-chung-chi-hanh-nghe-duoc-2

Trước khi nộp hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cần lưu ý:

Đối với cơ sở sản xuất thuốc: phải đáp ứng điều kiện về văn bằng và thời gian như sau

  • Người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp sản xuất thuốc phải có bằng Đại học dược trở lên và có thời gian thực hành ít nhất 5 năm tại các cơ sở dược hợp pháp.
  • Đối với doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế người quản lý chuyên môn dược phải có bằng tốt nghiệp Đại học dược, Đại học y hoặc Đại học chuyên ngành sinh vật và có thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
  • Người quản lý chuyên môn về dược của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất dược liệu, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y phải có một trong các văn bằng Đại học dược, Trung học dược, Đại học hoặc Trung học về y học cổ truyền, Lương Y, Lương dược, các Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền; và thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược

Đối với cơ sở bán buôn thuốc: Người  quản lý chuyên môn về dược phải đáp ứng điều kiện về văn bằng và thời gian như sau

  • Có văn bằng Đại học dược và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp
  • Đối với doanh nghiệp bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế người quản lý chuyên môn về dược phải có một trong các văn bằng Đại học dược, Đại học y hoặc Đại học chuyên ngành sinh học và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
  •  Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể buôn bán dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu người quản lý chuyên môn về dược phải có một trong các văn bằng Đại học Dược, Trung học dược, Đại học hoặc Trung học về y học cổ truyền, các văn bằng về Lương y, Lương dược, giấy chứng nhận về bài thuốc đông y gia truyền và thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
  • Đối với đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế người quản lý chuyên môn về Dược có một trong các văn bằng Đại học dược, Trung học dược, Đại học y, Trung học y hoặc Đại học chuyên ngành sinh vật và thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp.

Điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với chủ cơ sở bán lẻ thuốc:

  • Chủ nhà thuốc phải có văn bằng Đại học dược và thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp nếu mở tại ở các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Đối với các địa bàn khác phải có văn bằng Đại học dược thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp. Dược sĩ đại học tốt nghiệp hệ chuyên tu được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp;
  • Chủ quầy thuốc phải có bằng tốt nghiệp trung cấp dược trở lên và có thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
  • Chủ đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải có văn bằng dược tá trở lên và thời gian thực hành ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
  • Người quản lý tủ thuốc trạm y tế phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên và có thời gian thực hành về dược ít nhất 02 năm tại cơ sở dược hợp pháp; trường hợp chưa có người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sĩ trở lên đứng tên.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc: điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với người quản lý chuyên môn về dược như sau

  • Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược của cơ sở kinh doanh thuốc được coi là người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu thuốc.
  • Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược của doanh nghiệp đạt điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 79/2006/NĐ-CP được coi là người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp nhập khẩu thuốc;

Điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành đối với người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc:

  • Đối với doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc, người quản lý chuyên môn về dược phải có văn bằng Đại học dược và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
  • Đối với doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm, y tế người quản lý chuyên môn về dược phải có một trong các văn bằng Đại học dược, Đại học y hoặc Đại học chuyên ngành sinh vật và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp.

Đối với doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc: điều kiện về văn bằng và thời gian thực hành với người quản lý chuyên môn về dược như sau

  • Với doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải có văn bằng Đại học dược và thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp;
  • Với doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế phải có một trong các văn bằng Đại học dược, Đại học y hoặc Đại học chuyên ngành sinh vật và thời gian thực hành ít nhất 05 năm tại cơ sở dược hợp pháp.

Những đối tượng không được cấp Chứng chỉ hành nghề dược

  • Bị cấm hành nghề dược theo bản án, quyết định của Toà án;
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án, hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính;
  •  Đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược;
  • Mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nguồn: Bộ Y tế – Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *