Hiểu Carbocisteine để phát huy hiệu quả của thuốc

Carbocisteine hoạt động bằng cách làm cho chất nhầy (đờm) ít dày và dính hơn, từ đó rất hữu ích cho những người mắc các bệnh đường hô hấp.

Hiểu Carbocisteine để phát huy hiệu quả của thuốc Hiểu Carbocisteine để phát huy hiệu quả của thuốc

Dạng và hàm lượng của thuốc Carbocisteine

Trên thị trường hiện nay, thuốc Carbocisteine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang, thuốc uống: 375 mg.
  • Dung dịch, thuốc uống: 125 mg/5 mL, 250 mg/5 mL.

Thuốc Carbocisteine có tác dụng gì?

Thuốc Carbocisteine làm tiêu nhầy, có thể có ích cho những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp trong thời gian dài, chẳng hạn như bệnh COPD. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng kháng làm cho vi khuẩn khó gây nhiễm trùng lồng ngực hơn.

Được biết, Carbocisteine hoạt động bằng cách làm cho chất nhầy (đờm) ít dày và dính hơn, từ đó giúp dễ ho ra dễ dàng hơn.

Lưu ý: Cần dùng thuốc đều đặn, đúng giờ. Trong trường hợp thường xuyên có cơn bùng phát hoặc trở xấu, phổi tắc nghẽn mãn tính thì thuốc được đánh giá có tác dụng tốt.

Tư vấn liều dùng thuốc Carbocisteine cho người lớn

Liều dùng thuốc Carbocisteine cho người lớn:

  • Dùng 2 viên nang 375 mg ba lần một ngày. Khi các triệu chứng được cải thiện, giảm còn dùng 1 viên nang 375 mg bốn lần mỗi ngày.

Tư vấn liều dùng thuốc Carbocisteine cho trẻ em

Theo hướng dẫn của Dược sĩ trình độ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

– Liều dùng thuốc Carbocisteine cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-12 tuổi:

  • Dùng 250 mg ba lần mỗi ngày.

– Liều dùng thuốc Carbocisteine cho trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 tuổi

  • Dùng 62,5 mg-125 mg bốn lần mỗi ngày. Ở trường hợp này, cán bộ y tế sẽ cung cấp thuốc có hàm lượng phù hợp với trẻ.

Thuốc Carbocisteine

Thuốc Carbocisteine

Thuốc Carbocisteine có tác dụng phụ gì?

Thuốc Carbocisteine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn trong khi sử dụng có thể kể đến như:

  • Khó nuốt, khó thở, thở khò khè;
  • Chóng mặt;
  • Da nổi mẩn ngứa ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể;
  • Sưng mí mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc họng;
  • Chảy máu dạ dày hoặc ruột.

Tuy nhiên không phải ai cũng gặp các trường hợp trên, tuy nhiên cũng có thể có các tác dụng phụ khác. Vì vậy, nếu xuất hiện các tác dụng phụ trên cũng như các tác dụng phụ bất thường khác, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ.

Lưu ý gì trước khi dùng thuốc Carbocisteine?

Để tránh những rắc rối không mong muốn cũng như nâng cao hiệu quả của thuốc, bạn cần báo với bác sĩ/dược sĩ những vấn đề sau trước khi dùng Carbocisteine theo gợi ý của giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Cụ thể:

  • Báo với bác sĩ/dược sĩ nếu bạn dị ứng với Carbocisteine hay bất kỳ thành phần khác trong Carbocisteine.
  • Báo với bác sĩ/dược sĩ nếu bạn có thai, dự định có thai hoặc cho con bú.
  • Báo với bác sĩ/dược sĩ trong trường hợp bạn bị loét dạ dày tá tràng.
  • Báo với bác sĩ/dược sĩ những loại thuốc bạn đang hoặc có ý định dùng. Các loại thuốc ấy có thể gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thảo dược hay thực phẩm chức năng,…
  • Báo với bác sĩ/dược sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là các trường hợp có tiền sử bị loét dạ dày.

Lưu ý: Toàn bộ thông tin trên mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kỳ lời khuyên nào của bác sĩ/dược sĩ. Bạn nên áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *