Tại hội nghị các trường đào tạo Y dược đang được tổ chức, đại diện trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ về mức đào tạo học phí cho 1 bác sỹ hiện nay.
- Lựa chọn 10.000 người tham gia coi thi chấm thi TN năm 2020
- Có được dùng điểm thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển
- Cần yêu cầu các trường Đại học dừng ngay tuyển sinh hệ Cao đẳng
Sinh viên y thực hành. Ảnh minh họa
Học phí 1 triệu đồng 1 tháng làm sao đào tạo được Bác sỹ giỏi
Câu hỏi đặt ra ở đây đó là, mức thu học phí hiện tại ở trường là 13 triệu đồng/sinh viên/năm. Mức này còn chưa đủ để chi trả học phí mầm non thì làm sao đào tạo bác sĩ, nhân lực trình độ quốc tế? Đó là chia sẻ thẳng thắn của PGS.TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại Hội nghị Hiệu trưởng khối ngành sức khỏe vừa diễn ra tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM.
Trước đó theo như đề án Đại học Y dược TPHCM công bố thì mức học phí năm học tới sẽ cao gấp 3-4 lần mức cũ. Mức cao nhất là đó là ngành Răng – hàm – mặt với 70 triệu đồng/năm, kế đến là ngành Y khoa với 68 triệu đồng/năm. Học phí thấp nhất là đó là ngành Y tế công cộng với 30 triệu đồng/năm, các ngành còn lại trung bình từ 38 đến 55 triệu đồng/năm. Với công bố này đã khiến dư luận quan tâm nhất là các em học sinh sinh viên và quý phụ huynh. Ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí chất lượng Cao đẳng Dược cho biết.
Nhắc lại về vấn đề này, PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng, nếu tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo khi trường Đại học tự chủ thì mức học phí sẽ phải cao hơn. Các trường Đại học vẫn có thể tính toán nhiều cách để học phí thấp hơn như là tổ chức lớp học đông, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị vừa phải, sinh viên thực hành chung… nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhất là nhóm ngành quan trọng như đào tạo về nhóm ngành sức khỏe.
Sinh viên Y dược trong giờ thực hành
Cũng theo bà Phạm Phương Lâm – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho hay, bước đầu việc tăng học phí vấp phải những phản ánh của dư luận, nhất là sẽ gây khó khăn cho người học nhưng sẽ có lợi cho trường đào tạo và cho nền kinh tế của đất nước trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhóm ngành Y dược.
Theo đại diện nhiều trường đồng ý nhất quán quan điểm đó là các trường tự chủ nhưng nhà nước cũng cần hỗ trợ bằng việc sớm triển khai kế hoạch đào tạo theo đặt hàng cho các trường nhằm tăng nguồn lực đầu tư để nâng chất lượng đào tạo. So với mặt bằng trong khu vực cũng như thế giới về đào tạo nhóm ngành sức khỏe thì mức học phí khối ngành sức khỏe ở Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với thế giới trong khi đào tạo nhóm ngành này rất tốn kém.
Để giữ chân được những đội ngũ giảng viên giỏi và cốt lõi, đại diện Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: ““Mức thu học phí hiện tại ở trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 13 triệu đồng/sinh viên/năm, tương ứng hơn một triệu đồng/tháng. Mức này còn chưa đủ để chi trả học phí mầm non thì làm sao đào tạo bác sĩ, nhân lực trình độ quốc tế. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch phải “thắt lưng buộc bụng” và rất cần thành phố tháo gỡ, nếu không thì khó có thể giữ chân giảng viên”
Tại hội nghị hiệu trưởng các trường Đại học Y dược, các đại biểu cũng có ý kiến về việc xây dựng đề án “Đại học chia sẻ”, cần xem xét việc tạo lập hệ thống chung về cơ sở dữ liệu, điều kiện đảm bảo chất lượng… giữa các trường đại học trong và ngoài nước ở nhóm ngành, giữa các khoa trong trường, giữa các trường với doanh nghiệp… trong toàn hệ thống giáo dục tại TP.HCM.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.