“Đề thi, dài, khó quá”, “Chán nản, nhăn nhó, thất thiểu” là những câu nói, cảm xúc của đại đa số thí sinh khi trải qua tất cả các môn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 kết thúc: Thí sinh lo đề khó, bố mẹ lo con ốm
- Bộ GD-ĐT lên tiếng trước thắc mắc về độ “vênh” của các đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
- Kỳ thi THPT QG năm 2018 sĩ tử “tái mặt” với cách ra đề của Bộ
Nhiều thí sinh thất vọng không mấy hài lòng với phần làm bài của mình
Kỳ thi THPT quốc gia “hạ màn” với những giọt nước mắt
Kỳ thi THPT quốc gia từ trước tới nay vẫn được đánh giá là một kỳ thi quan trọng và quyết định tương lai của mỗi người học trong 12 năm đèn sách. Tuy nhiên, sau khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 kết thúc đã để lại trong lòng mỗi sĩ tử cũng như nhiều bậc phụ huynh những nỗi buồn và cảm giác khó tả. Đơn giản bởi kỳ thi năm nay đề quá khó và dài cũng như có tính phân loại cao, chính điều này đã khiến nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi ôm mặt khóc rưng rức, buồn bã, nhăn nhó. Bên cạnh đó nhiều thí sinh có kết quả làm bài tốt hơn nhưng tâm trạng cũng không mấy khá hơn bởi khó đạt số điểm tuyệt đối như mình và gia đình đã kỳ vọng.
Nhận xét đề khó, dài, đòi hỏi sự nhanh nhạy cao, không chỉ là đánh giá của riêng thí sinh mà đó cũng là đánh giá chung của những giáo viên trực tiếp giảng dạy những môn thi. Chia sẻ với Cao đẳng Y dược, các thầy cô giáo đều cho rằng, “Đề thi năm nay thí sinh không thể khoanh bừa, hay dùng phương pháp loại trừ đáp án mà bắt buộc phải giải như khi làm tự luận mới có thể ra kết quả chính xác. Do đó, nếu để đạt được mức điểm từ 4-5 điểm đủ xét tốt nghiệp thì không khó, tuy nhiên, để xét tuyển đại học thì yêu cầu thí sinh phải làm thật nhanh. Nhìn chung đề thi năm nay có phần khó và dài hơn so với đề thi minh họa mà Bộ đã đưa ra trước đó”. Hay “Điểm xét tuyển đại học năm nay có thể giảm so với năm 2017, với đề thi như thế này, sẽ ít điểm 9, 10 mà phổ biến ở khoảng từ 6-7 điểm. Khi mức điểm không chênh nhau nhiều các trường sẽ khó khăn hơn trong quá trình tuyển sinh”, thầy Minh dự đoán.
Đó là còn chưa kể đến trước đó, thầy Nguyễn Văn Thuật – Giảng viên, Trưởng bộ môn Địa Lý, Đại học Đồng Nai đã chỉ ra điểm được cho là sai sót trong đề thi Ngữ văn. Trước ý kiến của thầy Thuật, nhiều phụ huynh tại các điểm thi THPT cho rằng điều này sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến kết quả bài làm của các em. Đó là những ghi nhận của trang tin tức Cao đẳng Điều dưỡng trước luồng ý kiến đề thi Văn đã xảy ra sai sót.
Dù đã cố gắng nhưng phần làm bài thi vẫn không khả quan
Đề thi sai, dài và khó số phận các em sẽ đi về đâu?
Trước quy định bỏ điểm sàn đại học năm 2018 nhiều thí sinh cho rằng điều kiện để vào đại học năm nay là không quá khó. Tuy nhiên sau khi trải qua kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 nhiều em lại cho rằng mình khó có khả năng đỗ vào đại học những trường mình đã đăng ký.
Vân Long thí sinh tại điểm thi THPT Yên Hòa cho biết: Năm nay em đăng ký vào Đại học học Dược tuy nhiên sau khi làm vài và so sánh kết quả trên mạng với thầy cô thì em nghĩ mình khó có thể đậu đại học. Có lẽ em nên tính tới phương án nộp xét tuyển vào Cao đẳng Dược, khi gia đình em nói chất lượng học Cao đẳng hiện giờ cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Khá buồn nhưng mình đã cố gắng mà không được nên đành chấp nhận”. Không chỉ riêng Vân Long mà nhiều em khác cũng cho rằng với kết quả bài thi như hiện tại có lẽ các em nên chuyển sang học nghề và Cao đẳng vì bài thi không đạt điểm quá cao.
Mặc dù chưa có kết quả chính thức cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 nhưng so sánh kết quả làm bài với đáp án Bộ đã công bố nhiều thí sinh không chắc mình có thể đậu ở nguyện vọng thứ nhất. Không chỉ riêng thí sinh nhiều phụ huynh cũng lo lắng và bất an không kém khi cho rằng với đề thi khó như năm nay số phận con em mình sẽ đi về đâu khi kết quả ban đầu không được như mong muốn.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn