Thông tin đầy đủ về liều dùng thuốc Ranitidine chuẩn

Thuốc ranitidine đạt hiệu quả cả trong điều trị loét dạ dày và ruột, ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi điều trị nếu sử dụng chuẩn liều dùng đối với từng đối tượng.

Thông tin đầy đủ về liều dùng thuốc Ranitidine chuẩn

Thông tin đầy đủ về liều dùng thuốc Ranitidine chuẩn

Dạng và hàm lượng của thuốc ranitidine

Theo Dược sĩ lâm sàng trình độ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc ranitidine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang, thuốc uống: 150 mg; 300 mg.
  • Viên nén, thuốc uống: 25 mg; 75 mg; 150 mg; 300 mg.
  • Dung dịch, thuốc tiêm: 50 mg/2 ml, 150 mg/6 ml, 1000 mg/40 ml.

Công dụng của thuốc ranitidine

Tại Việt Nam, ranitidine còn có tên gọi khác là ranitidin, được dùng để điều trị loét dạ dày và ruột đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi điều trị.

Ranitidine cũng được dùng để điều trị và ngăn chặn các vấn đề ở dạ dày và cổ họng (thực quản) gây ra bởi dư lượng axit trong dạ dày hoặc trào ngược axit dạ dày vào thực quản.

Ranitidine hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày của bạn, từ đó giúp chữa lành và ngăn ngừa lở loét và cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, đau dạ dày.

Tư vấn liều dùng thuốc ranitidine cho người lớn

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn bị loét tá tràng:

  • Dùng 150 mg 2 lần uống mỗi ngày hoặc dùng 300 mg uống mỗi ngày một lần sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ;
  • Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ. Ngoài ra, việc truyền tĩnh mạch liên tục có thể được thực hiện với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ.

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn dự phòng loét tá tràng:

  • Dùng 150 mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn điều trị duy trì loét dạ dày:

  • Dùng 150 mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa:

  • Dùng 75 mg uống mỗi ngày một lần (thuốc không theo toa) trong vòng 30-60 phút trước bữa ăn.
  • Liều dùng có thể tăng đến 75 mg dùng hai lần mỗi ngày. Thời gian tối đa điều trị nếu tự dùng thuốc là 14 ngày.

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn bị ăn mòn thực quản:

  • Liều khởi đầu: dùng 150 mg uống 4 lần một ngày.
  • Liều duy trì: dùng 150 mg uống hai lần mỗi ngày.
  • Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ.

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn bị xuất huyết tiêu hóa:

  • Dùng 50 mg tiêm tĩnh mạch và tiếp tục với 6,25 mg/giờ tiêm truyền tĩnh mạch liên tục tăng lượng pH dạ dày trên 7.0 để điều trị.

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn có dịch dạ dày trào ngược:

  • Dùng 150 mg uống hai lần mỗi ngày;
  • Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ.

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn loét dạ dày do căng thẳng:

  • Dùng 50 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 6,25 mg/giờ trong vòng 24 giờ. Chuẩn độ để duy trì pH dạ dày từ 4.0 trở lên.

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn dự phòng phẫu thuật:

  • Trước khi dùng thuốc trong phẫu thuật mở ngực để giảm GER: dùng 150 mg uống 2 giờ trước khi phẫu thuật.

– Liều thuốc ranitidine dành cho người lớn liều mắc tình trạng Pathological Hypersecretory:

  • Liều khởi đầu: dùng 150 mg uống 2 lần mỗi ngày. Điều chỉnh liều dùng để kiểm soát tình trạng tiết axit trong dạ dày. Bạn có thể sử dụng liều ở mức 6 g/ngày;
  • Bác sĩ có thể cho bạn truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 1 mg/kg/giờ đến mức tối đa là 2,5 mg/kg/giờ (có thể dùng tốc độ truyền 220 mg/giờ ).

– Liều thuốc ranitidine cho người lớn bị loét dạ dày:

  • Nếu bạn bị loét lành tính, dùng 150 mg uống hai lần một ngày hoặc dùng 50 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 – 8 giờ.

Thuốc Ranitidine

Thuốc Ranitidine

Tư vấn liều dùng thuốc ranitidine cho trẻ em

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, liều thuốc ranitidine cho trẻ bị loét dạ dày, tá tràng cụ thể như sau:

Đối với trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi:

  • Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày.
  • Bạn cho trẻ uống khởi đầu với liều 4-8 mg/kg hai lần mỗi ngày. Mỗi liều cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg/ngày. Sau đó, cho trẻ dùng liều duy trì 2 – 4 mg/kg uống một lần mỗi ngày với liều tối đa 150 mg/ngày.

– Liều thuốc ranitidine cho trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản:

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Dùng 1,5 mg/kg truyền tĩnh mạch liên tục cho trẻ trong 12 giờ sau đó với dùng 1,5-2 mg/kg/ngày chia mỗi 12 giờ. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,04-0,08 mg/kg/giờ (1 – 2 mg/kg/ngày) sau khi dùng liều 1,5 mg/kg.
  • Dùng 1,5 mg/kg/liều truyền tĩnh mạch liên tục cho trẻ, sau đó dùng 0,04 – 0,08 mg/kg/giờ hoặc 1 – 2 mg/kg/ngày.
  • Dùng 2 mg/kg/ngày chia trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.

Đối với trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi:

  • Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi 6-8 giờ và liều tối đa là 200 mg/ngày.
  • Ngoài ra, trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch bolus ban đầu với liều 1 mg/kg một lần, tiếp theo sau là truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,08 – 0,17 mg/kg/giờ (2 – 4 mg/kg/ngày).
  • Dùng 4 – 10 mg/kg/ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg uống trong ngày.

– Liều dự phòng thuốc ranitidine cho trẻ bị loét dạ dày, tá tràng:

Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi:

  • Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày; hoặc
  • Dùng 2 – 4 mg/kg cho trẻ uống mỗi ngày một lần, nhưng không vượt quá 150 mg/24 giờ.

– Liều thuốc ranitidine cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

  • Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, bạn dùng 75 mg cho trẻ uống một lần 30 – 60 phút trước khi ăn hoặc uống thức uống gây ợ nóng với liều tối đa 150 mg/24 giờ.
  • Thời gian điều trị kéo dài dưới 14 ngày.

– Liều thuốc ranitidine cho trẻ bị ăn mòn thực quản:

Trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi:

  • Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày. Ngoài ra, trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch bolus ban đầu với liều 1 mg/kg một lần, tiếp theo sau là truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 0,08 – 0,17 mg/kg/giờ (2 – 4 mg/kg/ngày).
  • Dùng 4 – 10 mg/kg/ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg uống trong ngày.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý, chúng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ và chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu nhận thấy sức khỏe không tốt, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng đúng cách.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *