Tổng quan về thuốc Eplerenone chính xác nhất

Eplerenone hoạt động bằng cách ngăn chặn chất hóa học trong cơ thể gây giảm lượng muối và giảm lượng nước cơ thể bạn giữ lại, từ đó điều trị chứng tăng huyết áp hiệu quả.

Tổng quan về thuốc Eplerenone chính xác nhất Tổng quan về thuốc Eplerenone chính xác nhất

Dạng và hàm lượng của thuốc Eplerenone

Hiện nay, thuốc Eplerenone có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, thuốc uống: 25 mg, 50 mg.

Thuốc Eplerenone có tác dụng như thế nào?

Thuốc Eplerenone hoạt động bằng cách ngăn chặn chất hóa học (aldosterone) trong cơ thể gây giảm lượng muối và giảm lượng nước cơ thể bạn giữ lại.

Eplerenone được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị tăng huyết áp, từ đó ngăn ngừa đau tim, đột quỵ và các vấn đề về thận. Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng để điều trị suy chứng tim sung huyết sau cơn đau tim.

Tư vấn liều dùng thuốc Eplerenone cho người lớn

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

– Liều dùng thuốc Eplerenone cho người lớn mắc chứng suy tim sung huyết:

Suy tim sau nhồi máu cơ tim:

  • Liều khởi đầu: Dùng 25 mg, uống mỗi ngày một lần.
  • Liều dùng nên tăng đến liều quy định 50 mg một lần mỗi ngày, tốt nhất trong vòng 4 tuần.

– Liều dùng thuốc Eplerenone dành cho người lớn mắc chứng tăng huyết áp:

  • Dùng 50 mg uống mỗi ngày một lần.
  • Liều dùng nên tăng lên 50 mg hai lần một ngày đối với bệnh nhân có đáp ứng huyết áp không đầy đủ.

Tư vấn liều dùng thuốc Eplerenone cho trẻ em

Đến nay, liều dùng thuốc Eplerenone cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Theo đó bạn nên hỏi ý kiến của bác sí trước khi cho trẻ dùng.

Một số tác dụng phụ khi dùng Eplerenone

Khi dùng Eplerenone, bạn có thể gặp dấu hiệu dị ứng như: khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Trường hợp này bạn cần gọi ngay số cấp cứu.

Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng Eplerenone gồm: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, ho hoặc các triệu chứng cúm

Đối với những tác dụng phụ nghiêm trọng sau, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ để được xử lý:

  • Nồng độ kali huyết thấp: khát, nhịp tim không đều, lú lẫn, đi tiểu nhiều, mỏi cơ, khó chịu ở chân hoặc cảm giác yếu chi
  • Nồng độ kali huyết cao: cảm giác tê rần, suy nhược cơ bắp, nhịp tim chậm, mạch yếu.

Tác dụng phụ nhẹ khi dùng thuốc Eplerenone có thể bao gồm:

  • Cảm giác mệt mỏi,
  • Chóng mặt,
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm,
  • Ho,
  • Tiêu chảy, đau dạ dày,
  • Xuất huyết âm đạo
  • Sưng vú hoặc đau nhức.

Tuy nhiên không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ trên, tuy nhiên không vì thế mà bạn chủ quan. Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tác dụng phụ, bạn nên liên hệ đến bác sĩ/dược sĩ để được giải đáp.

Thuốc Eplerenone

Thuốc Eplerenone

Tương tác thuốc

Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc Eplerenone, hoặc thay đổi một vài loại thuốc mà bạn được chỉ định như: Cobicistat, Ketoconazol, Clarithromycin, Nelfinavir, Ritonavir, Amiloride, Kali, Idelalisib, Itraconazol, Nefazodon, Spironolacton, Triamteren.

Ngoài ra, Eplerenone không được đề nghị với các loại thuốc sau, nhưng có thể sử dụng trong vài trường hợp. Nếu cả 2 loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều và khoảng cách liều của cả 2 thuốc.

Cụ thể: Thạch tín Trioxide, Captopril, Cilazapril, Enalapril Maleate, Enalaprilat, Imidapril, Pentopril, Quinapril, Siltuximab, Benazepril, Spirapril, Trimethoprim, Piperaquine, Lisinopril, Ramipril, Primidone, Dabrafenib, Saquinavir, Eslicarbazepine Acetate, Perindopril, Temocapril, Fosinopril, Alacepril, Carbamazepine, Ceritinib, Delapril, Erythromycin, Fluconazole, Mitotane, Moexipril, Nilotinib, Trandolapril, Verapamil.

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc Eplerenone

Bạn cần báo cho bác sĩ biết trước khi dùng thuốc Eplerenone nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe gồm:

  • Tăng lượng kali trong máu.
  • Đái tháo đường với albumin niệu thấp.
  • Cận thận đối với những trường hợp mắc bệnh thận.
  • Không dùng Eplerenone có các trường hợp bệnh thận nghiêm trọng.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Eplerenone

Thuốc Eplerenone cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá hay nhà tắm.

Hãy hỏi bác sĩ/dược sĩ để bảo quản được thuốc tốt nhất.

Lưu ý: Toàn bộ thông tin trên mang tính chất tham khảo. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ và dùng theo hướng dẫn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *