Không chỉ các trường Đại học địa phương chật vật với tuyển sinh bổ sung mà ngay cả phân hiệu của các trường Đại học lớn cũng chịu chung cảnh đìu hiu trong mùa tuyển sinh năm nay.
- Thí điểm chỉ cần học hết cấp 2 là có thể học Cao đẳng
- Chốt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021
- Các trường ĐHCĐ được tuyển sinh bổ sung đến hết năm
Ảnh minh họa.
Tuyển sinh bổ sung trường lớn sinh viên ngó lơ
Theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Dược cho hay, hiện tại nhiều trường vẫn đang tiếp tục tuyển sinh bổ sung cho đến hết năm. Trong đó đa phần là các trường Đại học địa phương và phân hiệu của các trường Đại học lớn ở các vùng.
Điển hình, phân hiệu trường Đại học Kinh tế TP. HCM tại tỉnh Vĩnh Long xét tuyển bổ sung 145 chỉ tiêu ở 6 ngành cho thí sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, ngành Kinh doanh quốc tế nhiều nhất, xét 35 chỉ tiêu. Hai ngành Quản trị Kinh doanh và Kế toán cùng xét 25 chỉ tiêu mỗi ngành. Ba ngành còn lại cùng xét 20 chỉ tiêu mỗi ngành gồm: Tài chính – Ngân hàng; Thương mại điện tử và Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh Nông nghiệp).
Ở phương thức xét học bạ trung học phổ thông, thí sinh phải có điểm trung bình tổ hợp môn (A00, A01, D01, D07) từ 6,5 trở lên (tính theo năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12) và có học lực 3 năm trung học phổ thông từ khá trở lên, đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Ở phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo tổ hợp môn là 16.
Phân hiệu Đại học Quốc gia TPHCM tại tỉnh Bến Tre phải xét tuyển bổ sung ngành Kỹ thuật xây dựng theo 3 phương thức: xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2020 của Đại học Quốc gia TPHCM (đối với thí sinh đạt 560 điểm trở lên); xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 (điểm sàn 16) và xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2020 của Đại học Quốc gia TPHCM kết hợp với điểm trung bình học bạ lớp 12 (điểm sàn 16).
Ngoài ra, hàng loạt phân hiệu của các trường đại học lớn ở TP. HCM tại các tỉnh cũng phải xét tuyển bổ sung như phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM ở Gia Lai và Ninh Thuận, phân hiệu Đại học Đà Nẵng ở Kon Tum, phân hiệu trường Đại học Công nghiệp TP. HCM ở Quảng Ngãi, Đại học Luật Hà Nội (Đắc Lắc)… Những phân hiệu này không chỉ điểm chuẩn thấp hơn so với cơ sở chính mà cũng phải trông chờ thí sinh bằng xét tuyển bổ sung.
Năm 2020 là năm đầu tiên Trường Đại học An Giang tuyển sinh với danh nghĩa là trường thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM. Tuy nhiên, sức hút vẫn không tác động nhiều với thí sinh. Ngay khi công bố điểm chuẩn đợt 1, trường đã ra thông báo xét tuyển bổ sung cho 35/39 ngành đào tạo của trường. Chỉ tiêu tuyển bổ sung chiếm gần 20% tổng chỉ tiêu với điểm chuẩn bằng điểm chuẩn đợt 1, dao động từ 15 đến 20 điểm. Như vậy, phải xét tuyển bổ sung cho gần 90% số ngành đào tạo của trường.
Phân hiệu trường Đại học Kinh tế tại Vĩnh Long
Lý giả về vấn đề này theo cô Phạm Phương Lâm – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội cho hay, nguyên nhân là thí sinh không màng đến các trường Đại học địa phương hay những phân hiệu của các trường Đại học lớn ở địa phương đó là do thí sinh có xu hướng tìm về các đô thị lớn để học, để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
Trong khi đó, lãnh đạo một trường đại học ở TP. HCM nói rằng, các trường Đại học Cao đẳng ở địa phương kém sức hút với thí sinh có nhiều nguyên nhân nhưng dễ nhận thấy nhất chính là vấn đề chất lượng. Nguyên nhân có thể nói đến là cơ sở vật chất có thể đàng hoàng nhưng “nội dung” thì rất kém, thậm chí không có gì. Đội ngũ giảng viên thì không thể sánh bằng hoặc người giỏi bị hút hết về các thành phố lớn.
Ngoài ra, kinh tế địa phương phát triển chưa tương xứng nên vấn đề đầu ra khiến người học không an tâm… Dù tuyển sinh khó khăn nhưng hàng năm ngân sách tỉnh vẫn phải rót để các trường Đại học Cao đẳng này duy trì hoạt động, tuyển sinh không được dẫn đến rất khó khăn, lãng phí ngân sách. Do đó, nếu để các trường này tự chủ thì có thể sẽ có hướng phát triển hơn.
Vị lãnh đạo này cũng nói, có một thời gian, việc lập trường đại học mới như nấm sau mưa xuất phát từ so sánh số người có trình độ đại học/vạn dân với các quốc gia ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, đó là thời điểm dân số bùng nổ. Nay số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông giảm dần theo từng năm thì trường đại học trở nên dư thừa, tuyển sinh không được.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.