Mùa tuyển sinh năm 2020 đã dần đi đến giai đoạn cuối trong đó chứng kiến nhiều ngành học truyền thống vắng vẻ đìu hiu buộc nhiều trường phải khai tử ngành đào tạo trong các mùa tuyển sinh năm sau.
- Tuyển sinh eo hẹp các trường sư phạm cần làm mới mình
- Đang học ĐH nhận được giấy gọi nghĩa vụ quân sự xử lý thế nào?
- Thêm 1 trường ĐH Y dược nữa được thành lập
Sinh viên tại một trường Đại học. Ảnh minh họa
Hết tuyển sinh 2020 nhiều ngành dừng tuyển vì không có thí sinh
Cụ thể theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí Chất lượng Cao đẳng Dược cho biết, mặc dù mùa tuyển sinh các trường vẫn có thể làm công tác đến cuối tháng 12 sau đó báo cáo về bộ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thí sinh cũng không còn mặn mà với các đợt tuyển cuối khiến nhiều ngành vắng thí sinh.
Tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, những ngành học như Thiết kế thời trang, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (hệ chất lượng cao, tiếng Anh), Điện tử Viễn thông hệ chất lượng cao Việt – Nhật hay ngành Môi trường chất lượng cao… có số lượng thí sinh quan tâm, đăng ký xét tuyển và nhập học rất thấp. Trước đó, trong đề án tuyển sinh 2020, trường này đã quyết định dừng tuyển sinh 2 ngành Công nghệ vật liệu dệt may và Kỹ thuật nữ công.
Tương tự như trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, tại Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, bên cạnh những ngành học thuộc về thế mạnh đào tạo có điểm trúng tuyển cao chót vót như Thú y, Nông học, Công nghệ sinh học thì còn một số ngành như Lâm học, Lâm nghiệp đô thị, Quản lý tài nguyên rừng có điểm trúng tuyển bằng sàn và không nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh. Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM phải xét tuyển bổ sung năm ngành học tại TP. HCM, gồm: Khoa học môi trường, Công nghệ chế biến lâm sản, Lâm học, Lâm nghiệp đô thị, Quản lý tài nguyên rừng. Đây đều là những ngành “kén” người học trong nhiều năm nay. Đợt này, trong khi điểm chuẩn hầu hết các ngành đều cao, những ngành này chỉ 16 điểm, thấp nhất cơ sở chính nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.
Nhiều chuyên gia giáo dục lý giải về việc này đó là những ngành học trên tuy không có sức hút mạnh mẽ nhưng vì nhu cầu vẫn có nên năm nào cũng có thí sinh theo học, dù chỉ tuyển được 70 – 80% chỉ tiêu.
Tân sinh viên tham gia nhập học năm 2020
Nằm trong hệ thống các trường của Đại học Quốc gia TPHCM nhưng cũng không khá khẩm hơn là bao, ngành Địa chất học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. HCM) chỉ tuyển được 29 sinh viên so với 100 chỉ tiêu; ngành Hải dương học 24 sinh viên/50 chỉ tiêu. Ở trường này, có ba ngành học nhiều năm nay rất khó tuyển sinh, gồm: Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Hải dương học.
Còn tại trường Đại học Nha Trang vốn có truyền thống đào tạo thủy sản duy nhất của cả nước. Trước năm 2006, trường có 5 ngành truyền thống, đặc thù về thủy sản. Nhưng giờ thì có đến ba ngành rất khó tuyển. Cụ thể, các ngành Khai thác thủy sản, Chế biến thủy sản, Nuôi trồng thủy sản mỗi năm chỉ tuyển được rất ít sinh viên. Ngành khai thác tuyển được 10-15 sinh viên/năm, ngành chế biến được 30-40 sinh viên, cao nhất là ngành nuôi trồng được khoảng 100 sinh viên. Tuy nhiên, trường vẫn phải duy trì đào tạo vì đây là những ngành thế mạnh kinh tế của tỉnh Khánh Hòa và cả khu vực lân cận.
Lý giải về việc này theo cô Phạm Phương Lâm – Cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng tại TPHCM cho rằng :” thí sinh hiện nay rất thực tế, muốn chọn “việc nhẹ lương cao”, ngồi máy lạnh và dễ có vị thế. Đôi khi thí sinh chỉ nghe tên ngành học đã chạy dài như lâm nghiệp phải đi làm và sống trong rừng, thủy sản thì lội ao nuôi trồng thủy sản… Nhiều trường đại học đang phải rà soát lại những ngành khó tuyển để dừng đào tạo. Vì để duy trì ngành học, vẫn phải vận hành cả bộ máy nhân sự, thiết bị, phòng thí nghiệm…
Để thích ứng với bối cảnh mới như hiện nay, việc duy những ngành học khó tuyển, ngành học thuộc về thương hiệu của nhà trường, nhiều trường đã và đang xây dựng nhiều chính sách đi kèm nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên. Trong đó, học bổng, việc làm là những chính sách “xương sống” nhằm tạo thêm sức hút cho ngành học.
Trước đó Bộ GD&ĐT cũng đã thống kê về công tác tuyển sinh năm 2019 cũng cho thấy, 5 nhóm ngành có tỉ lệ tuyển sinh và nhập học thấp nhất là Nông lâm nghiệp và Thủy sản đạt 32,6%; nhóm ngành Khoa học tự nhiên đạt 34,58%; Môi trường và bảo vệ môi trường đạt 45,28%; Dịch vụ xã hội đạt 45,71% và Khoa học sự sống đạt 50,04%.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp