Kỳ thi TN không còn độ phân hóa cao trong khi đó cơ chế tự chủ trong tuyển sinh được mở rộng, nhiều trường Đại học đã quyết định giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi TN và thay vào đó là tăng chỉ tiêu xét tuyển riêng.
- Tuyển sinh 2020 Thí sinh được điều chỉnh NV nhiều lần
- Đại diện Bộ bật mí những điểm mới trong tuyển sinh 2021
- Cảnh báo chất lượng đào tạo Y dược
Thí sinh tham gia tuyển sinh năm 2020
Tuyển sinh 2021 giảm phụ thuộc vào kỳ thi TN
Cụ thể, 2 năm trở lại đây các trường Đại học Cao đẳng đã không còn sử dụng đa phần chỉ tiêu của mình dựa vào điểm thi tốt nghiệp hay điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia như trước đó để tuyển sinh. Thay vào đó các trường đã xây dựng những phương án tuyển sinh khác nhau. Đối với các trường Đại học top dưới hay các trường Cao đẳng thì sử dụng phương án xét tuyển học bạ và xét tuyển dựa trên điểm thi kết hợp học bạ. Đối với các trường Đại học top giữa nhiều trường sử dụng 50/50 đó là 50% chỉ tiêu cho xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp và 50% chỉ tiêu bằng các hình thức khác như học bạ, tuyển thẳng, kết hợp…Còn ở những trường Top các trường ngoài việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp thì còn có các hình thức tuyển thẳng đối với các học sinh đạt học sinh giỏi hay có thành tích trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, hoặc dựa trên các bài thi đánh giá năng lực.Cô Phạm Phương Lâm – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ.
Đơn cử đó là Đại học Quốc gia Hà Nội, sau 4 năm dừng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội trở lại với kỳ thi này. Bài thi sẽ đi theo hướng phi truyền thống (không thi theo khối hay tổ hợp) nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh THPT. Ngày 15/3 tới, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố bài thi mẫu.Kỳ thi này hướng tới nhiều mục đích: đánh giá năng lực học sinh THPT để phân loại sau khi tốt nghiệp THPT; tư vấn cho hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục; dự báo chất lượng nhân lực phổ thông; phục vụ công tác tuyển sinh và dự báo kết quả học tập bậc Đại học; hướng nghiệp cho học sinh… Do đó, đề thi sẽ hướng tới 3 nhóm năng lực chính cần đánh giá gồm: sáng tạo và giải quyết vấn đề; năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; tự khám phá và ứng dụng công nghệ, khoa học (tự nhiên – xã hội).
Ảnh minh họa: Tuyển sinh Đại học năm 2020
Còn theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí Chất lượng Cao đẳng Dược cung cấp thêm, một số trường top trên bắt đầu từ năm ngoái cũng đã giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp như Đại học Ngoại Thương, Đại học Thương Mại…
Tại Đại học Ngoại thương mặc dù chưa phê duyệt đề án tuyển sinh nhưng đại diện trường này cho biết, về chủ trương, trường cơ bản sẽ vẫn giữ 5 phương thức tuyển sinh của năm 2020. Tỷ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức dự kiến có điều chỉnh nhưng chênh lệch không đáng kể. Ví dụ, 45% chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và 55% chỉ tiêu dành cho phương thức tuyển sinh riêng của trường (năm 2020, tỷ lệ này là 50% – 50%). Đại diện trường này khẳng định, việc tổ chức phương thức xét tuyển riêng không ảnh hưởng nhiều tới xét tuyển theo kết quả thi THPT và nhà trường luôn thực hiện cam kết về chỉ tiêu xét tuyển đã công bố.
Còn tại Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết, năm 2021, trường cơ bản giữ 3 phương thức tuyển sinh như năm 2020. Tuy nhiên, chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm từ 60% xuống còn 50%. Phần chỉ tiêu tăng lên dành cho phương thức xét tuyển kết hợp.
Một trường Đại học khác đó là Đại học Bách Khoa Hà Nội quyết định, năm nay lấy kết quả bài kiểm tra tư duy thành một phương thức xét tuyển độc lập (năm 2020, phương thức này được kết hợp giữa kết quả bài kiểm tra tư duy và kết quả thi tốt nghiệp 1 trong 2 nhóm môn Toán – Lý hoặc Toán – Hóa). Chỉ tiêu của phương thức xét tuyển này tăng lên 30- 40%, trong khi chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT dự kiến giảm từ 50-72% xuống còn 50-60%.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.