Một câu chuyện từ chính vị bác sĩ trực tiếp thực hiện ca mổ từ khoa sản công tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), cảnh báo tới những mẹ bầu khác về khoảng thời gian quan trọng sau sinh.
- Nên học Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội học 2 năm tại địa chỉ nào?
- “Hái ra tiền” nhờ những cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội hệ 2 năm
- Muốn học Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội hệ 2 năm cần đảm bảo điều kiện gì?
Ảnh minh họa.
Nam bác sĩ cho biết trong ca trực của mình, anh tiếp nhận một mẹ bầu 28 tuổi đến bệnh viện khi đã có dấu hiệu chuyển dạ. Toàn bộ quá trình chuyển dạ kéo dài khoảng 4 tiếng, cô được đẩy vào phòng sinh thường. Bà mẹ này rặn khoảng 10 phút thì em bé chào đời, nặng 3,3kg, hoàn toàn khỏe mạnh.
Sau đó, bác sĩ lấy nhau ra cho cô và tiến hành khâu tầng sinh môn. Hoàn thành mọi công việc, nam bác sĩ định rời đi và dặn dò các y tá theo dõi tình hình sản phụ. Vậy nhưng vừa quay lưng bước được 2 bước, anh nghe thấy bà mẹ mới sinh thì thào với y tá: “Cô y tá, tôi buồn đi vệ sinh quá”.
Vừa nghe vậy, nam bác sĩ thót tim, nhanh chóng hô cấp cứu rồi quay lại đẩy ngay sản phụ sang phòng mổ. Tình huống còn gấp gáp hơn cả lúc đỡ sinh ban nãy. Hóa ra theo kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm của bác sĩ, tình trạng đột ngột cảm thấy nặng phía dưới sau khi sinh của sản phụ không phải là buồn vệ sinh mà chính là dấu hiệu băng huyết.
Vào phòng mổ, bác sĩ trực vừa cắt vết thương vừa khâu lại, một lượng lớn máu phun ra ngay lập tức, sản phụ thì dần lịm đi. Tất cả các bác sĩ có mặt đều lo lắng chạy đua với thời gian để cứu sống người mẹ. Chồng sản phụ liên tục nói chuyện để ngăn không cho vợ ngủ thiếp đi, theo yêu cầu của bác sĩ. Sau nhiều giờ chạy đua, cuối cùng người mẹ đã qua cơn ngặt nghèo.
Bác sĩ vội vàng đẩy đi cấp cứu khi nghe sản phụ nói buồn vệ sinh.
Ca cấp cứu thành công, vị bác sĩ này mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Anh cho biết băng huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất sau sinh, có thể cướp đi tính mạng của sản phụ nếu chậm trễ.
Các nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh bao gồm tổn thương rách ống sinh, nhau thai bong tróc không hoàn toàn, rối loạn chức năng đông máu,…
Qua ca cấp cứu này, bác sĩ cũng cảnh báo đôi khi các bác sĩ, y tá không thể có mặt và để ý tới toàn bộ các sản phụ sau sinh. Đây cũng là lời nhắc nhở đến sản phụ, người nhà sản phụ cũng như những ai theo đuổi, học tập Đại học/Cao đẳng Hộ sinh nên:
Quan sát trạng thái sản phụ: Sản phụ sau sinh sẽ rất yếu, không thể tự chăm sóc bản thân lúc này nên người nhà cần quan sát tình trạng của các mẹ, đặc biệt là các mẹ đã siпh con có biểu hiện gì bất thường như sợ lạnh, ho, khát nước, đòi đi vệ sinh…
Đó là những biểu hiện của biến chứng sau siпh và cần phải thông báo kịp thời cho nhân viên y tế.
Nói chuyện với sản phụ: Dù mẹ có buồn ngủ sau sinh đến đâu thì các thành viên trong gia đình cũng nên cố gắng nói chuyện với mẹ để giữ cho mẹ luôn ở trạng thái tỉnh táo hơn và kiên trì theo dõi sau sinh ít nhất 2 tiếng. Khi giai đoạn này qua, mọi thứ đã an toàn thì mẹ có thể nghỉ ngơi.
Nguồn: Giadinh.net – truongcaodangyduocpasteur.edu.vn