Dược sĩ tổng hợp những điều cần biết về thuốc Cefpirome

Cefpirome là một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4; có tác dụng chống lại các vi khuẩn gram âm, bao gồm vi khuẩn gram dương và Pseudomonas aeruginosa.

Dược sĩ tổng hợp những điều cần biết về thuốc Cefpirome Dược sĩ tổng hợp những điều cần biết về thuốc Cefpirome

Những dạng và hàm lượng của thuốc Cefpirome

Trên thị trường dược phẩm hiện nay, thuốc Cefpirome có dạng và hàm lượng sau:

  • Cefpirome thuốc bột để pha dung dịch tiêm.

Cefpirome có tác dụng như thế nào?

Tên thương mại của Cefpirome gồm: Keiten, Cefrom, Cefir và Broact.

Cefpirome là một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4, có hoạt tính cao chống lại các vi khuẩn gram âm, bao gồm vi khuẩn gram dương và Pseudomonas aeruginosa.

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Cefpirome là một kháng sinh nhóm cephalosporin dùng đường tiêm.

Hướng dẫn liều dùng chuẩn của thuốc Cefpirome cho người lớn

Liều dùng thuốc Cefpirome theo đường truyền tĩnh mạch cho người lớn mắc các nhiễm trùng dễ mắc phải:

  • Dạng muối sulfate: tiêm truyền tĩnh mạch 1-2 g sau mỗi 12 giờ trong hơn 3-5 phút

Ngoài ra, cán bộ y tế có thể truyền tĩnh mạch trong hơn 20-30 phút.

Hướng dẫn liều dùng chuẩn của thuốc Cefpirome cho trẻ em

Hiện tại, liều dùng thuốc Cefpirome chưa được nghiên cứu và xác định ở đối tượng trẻ em. Theo đó, bạn không nên tự ý cho trẻ dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ/dược sĩ.

Những tác dụng phụ khi dùng Cefpirome

Theo nhà sản xuất, thuốc Cefpirome có thể gây ra một số tác dụng phụ có thể kể đến như:

  • Ngứa, phát ban, mày đay;
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy;
  • Sốt, co giật;
  • Viêm thận kẽ;
  • Lượng huyết tương của ALAT, ASAT, LDH, gamma-GT, bilirubin và/hoặc phosphatase kiềm tăng;
  • Suy thận cấp tính;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Đau nhức ở nơi tiêm thuốc, viêm tĩnh mạch huyết khối;
  • Tăng eosinophil, giảm bạch cầu trung tín, bệnh thiếu máu do tan huyết, mất bạch cầu hạt;
  • Xuất huyết.

Tuy nhiên không phải ai cũng gặp những tác dụng phụ trên. Bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện những tác dụng phụ khác, vì vậy khi có bất kỳ thắc mắc hay các tác dụng phụ bất thường nào thì bạn cần liên hệ đến bác sĩ/dược sĩ để được giải đáp, xử lý.

Dùng thuốc Cefpirome theo chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc Cefpirome theo chỉ định của bác sĩ

Những điều cần lưu ý khi dùng Cefpirome

Với vấn đề này, giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đặc biệt lưu ý không dùng Cefpirome cho những đối tượng sau:

  • Dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc penicillin.
  • Người bị suy thận, những người này cần đặc biệt theo dõi tình trạng của thận và máu.
  • Đang mang thai và cho con bú.

Những điều cần lưu ý trước khi dùng thuốc mà người dùng không nên bỏ qua:

  • Thông báo đến bác sĩ/dược sĩ trường hợp bạn dị ứng với cefpirome, thảo dược, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Thông báo đến bác sĩ/dược sĩ những loại thuốc, vitamin, thảo dược, hay thực phẩm chức năng bạn đang dùng hoặc có ý định dùng.
  • Thông báo đến bác sĩ/dược sĩ trường hợp bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Điều quan trọng, hãy tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, những thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ vì chỉ mang tính chất tham khảo. Theo đó, bạn không nên dùng, ngừng hay thay đổi khi chưa có chỉ định.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *