Sinh viên Dược tìm hiểu các hình thức xử phạt khi vi phạm kinh doanh Nhà thuốc

Để nắm chắc thông tin và đảm bảo quyền lợi khi lựa chọn con đường kinh doanh, sinh viên Cao đẳng Dược cần tìm hiểu “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế” được quy định tại tại Nghị định 93/2011/ NĐ-CP.

Sinh viên Dược tìm hiểu các hình thức xử phạt khi vi phạm kinh doanh Nhà thuốc

Để các sinh viên đang theo học Cao đẳng, Liên thông và Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nắm được thông tin đầy đủ về việc kinh doanh nhà thuốc, các giảng viên đào tạo tại Nhà trường sẽ ghi rõ Nghị định 93/2011/ NĐ-CP nội dung “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế” quy định các mức xử phạt cụ thể như sau:

1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dưới đây:

  1. a) Bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sỹ; bán lẻ dược liệu đã qua sơ chế không bảo đảm chất lượng;
  2. b) Người bán thuốc hoặc tham gia bán thuốc không có hồ sơ lý lịch hoặc có nhưng không đầy đủ theo quy định.

2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

  1. a) Bán thuốc không đúng với chỉ định điều trị của thầy thuốc hoặc thuốc được thay thế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Luật Dược nhưng không được sự đồng ý của người mua;
  2. b) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ;
  3. c) Bán buôn thuốc tại những nơi không phải là cơ sở bán thuốc hợp pháp

3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Không thực hiện hoặc không báo cáo kết quả thu hồi thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. b) Bán buôn dược liệu đã qua sơ chế không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định;
  3. c) Bán lẻ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng;
  4. d) Không có phòng pha chế riêng biệt với cơ sở bán lẻ thuốc có pha chế theo đơn;

đ) Không có kho bảo quản đối với cơ sở bán lẻ thuốc có đăng ký kho bảo quản;

  1. e) Buôn bán thuốc sử dụng trong các chương trình quốc gia hoặc thuốc đã được bảo hiểm y tế chi trả hoặc buôn bán thuốc viện trợ mà quy định không được bán, thuốc viện trợ nhân đạo, thuốc nhập khẩu phi mậu dịch.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Dược theo mô hình Nhà thuốc

4.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Bán buôn thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng;
  2. b) Buôn bán thuốc đã có thông báo thu hồi hoặc không tiến hành thu hồi thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  3. c) Buôn bán thuốc hoặc đưa ra lưu hành rộng rãi trên thị trường thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm, theo dõi đánh giá lâm sàng hoặc thuốc pha chế theo đơn được sử dụng trong phạm vi nhà thuốc hoặc cơ sở điều trị;
  4. d) Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật, lợi dụng độc quyền trong kinh doanh thuốc để thu lợi bất chính;

đ) Buôn bán thuốc thuộc danh mục cấm nhập khẩu, thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc mẫu dùng để đăng ký.

  1. Phạt tiền từ trên 15.000.000 đồng đến gấp đôi giá trị của toàn bộ số thuốc thu được theo giá bán của cơ sở kinh doanh nhưng không quá 40.000.000 đồng

Đối với hành vi buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu, thuốc không được phép lưu hành trên thị trường.

6.Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
  2. b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm d, đ và e khoản 3, các điểm a, b, d và đ khoản 4, khoản 5 Điều này;
  3. c) Tịch thu toàn bộ số thuốc do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và c khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7.Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. a) Buộc nộp lại toàn bộ số tiền thu được do thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
  2. b) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm d và đ khoản 3 Điều này.

Trên đây là những thông tin Dược sĩ cần nắm được để tránh vi phạm và bị xử phạt.

Những thông tin này cũng được các giảng viên đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp trong quá trình học để các sinh viên nắm được. Bên cạnh đó, Nhà trường còn đào tạo chuyên sâu ngành Dược theo hướng thực hành, giúp các bạn có thể nắm vững kiến thức chuyên môn và thuần thục kỹ năng thực hành.

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2020

Năm 2020, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiếp tục tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội với các bạn trẻ đã tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo chính quy là 3 năm. Bên cạnh đó, Nhà trường còn thực hiện chương trình miễn 100% học phí đối học kỳ 1 với hệ đào tạo Cao đẳng Dược cũng như các ngành học khác nếu các bạn trẻ hoàn thành thủ tục nhập học trước ngày 25/10/2020. Đây chính là cơ hội học tập vô cùng tốt mà các bạn trẻ không nên bỏ lỡ.

Bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội:Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *