Tại sao nhiều người học Y Dược ra trường bị thất nghiệp?

Trên cả nước có khoảng 230.000 cử nhân, thạc sĩ đang trong tình trạng thất nghiệp là tình trạng báo động đỏ tỷ lệ sinh viên mới ra trường thất nghiệp ở mức khá cao.

Tại sao nhiều người học Y Dược ra trường bị thất nghiệp?

Tại sao nhiều người học Y Dược ra trường bị thất nghiệp?

Sự dư thừa về nguồn lao động có trình độ không chỉ dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám khi lãng phí lượng lớn nguồn lao động được đào tạo bài bản, phải đi làm những công việc đơn giản và không yêu cầu về bằng cấp. Tuy nhiên đây là thực tế hiện nay khi các nhà tuyển dụng không chú trọng đến bằng cấp mà dựa trên năng lực của người tuyển dụng. Điều này có thể lý giải một phần vì sao có khoảng 230.000 cử nhân, thạc sĩ đang trong tình trạng thất nghiệp, thậm chí là thạc sĩ từ nhiều chuyên ngành như Y Dược, Sư phạm, Báo chí,…cũng chấp nhận làm trái ngành được đào tạo.

Lý do khiến nhiều người học Y Dược ra trường bị thất nghiệp

Ta có thể viện hàng tá lí do để lý giải nhiều người học Y Dược ra trường bị thất nghiệp. Đầu tiên phải kể đến trong giai đoạn còn là sinh viên, thay vì “miệt mài kinh sử” nhiều bạn lại tự thưởng cho bản thân  sự thong thả, buông lỏng bản thân với những thú vui của tuổi trẻ. Chính điều này sinh ra tâm lý lười biếng, lười len lớp nghe thầy cô giảng bài và cầu mong qua môn trong những ngày thi. Ý nghĩ chỉ cần qua môn đã ăn sâu trong tâm trí của nhiều người khi nghĩ rằng điểm Đại học không quan trọng. Điều đó đúng một phần nếu bản thân bạn tự tích lũy kiến thức, tự trau dầu bản thân thêm kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng cần nhưng điều này liệu mấy ai có thể làm được.

Việc thiếu kiến thức trong khi điểm số không cao, thành tích không đánh giá thực chất năng lực, trong khi tâm lý lười biếng, không chủ động trong việc tích lũy kinh nghiệm là một trong những thiếu sót rất lớn của những bạn trẻ hiện nay. Tất cả điều đều xuất phát từ chữ “Lười”, trong khi những kẻ lười lại luôn nghĩ bản thân là người thông minh. Một người thầy đã từng đã từng nói với chúng tôi khi tôi còn là sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur rằng: “Trong suy nghĩ của kẻ lười, họ luôn nghĩ mình là người thông minh. Thông mình  chưa thấy đâu nhưng “thất nghiệp” lại đang đợi ngay trước mặt họ”.  Chính điều này đã thức tỉnh không ít bạn trẻ đang để bản tính “lười” của mình thống trị.

Tại sao nhiều người học Y Dược ra trường bị thất nghiệp?

Một điều có thể chắc chắn rằng, chẳng có nhà tuyển dụng nào lại muốn tuyển những kẻ lười biếng, luôn cho mình là giỏi và ảo tưởng về khả năng của bản thân trong khi bản thân chính người đó chỉ là một số 0 tròn chĩnh về làm việc. Họ đâu có ngu để bỏ tiền thuê bạn trong khi bạn không mang lại giá trị lợi nhuận cho họ. Đó cũng là lý do bạn đừng hỏi tại sao mình lại thất nghiệp, lương bạn không cao so với người khác.

Làm gì để sinh viên Y Dược ra trường không bị thất nghiệp?

Tôi đã từng làm tại một phòng khám đa khoa sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội và Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, câu nói của “sếp” tôi khiến tôi nhớ mái về những chặng đường sau này của mình: “Nghèo trước 30 tuổi bạn có thể đổ cho số phận, nhưng sau 30 tuổi mà bạn vẫn nghèo thì lỗi lại ở chính bạn” và khi chiêm nghiệm ra thì nó quả không sai. Tại sao mình lại đổ cho số phận khi bản thân đã có cơ hội trang bị cho mình kiến thức, hành trang để vào đời. Cuộc sống là của bạn thì tại sao mình lại không làm chủ nó.

Bản thân ngành Y Dược không thất mà người học Y Dược thất nghiệp

Bản thân ngành Y Dược không thất mà người học Y Dược thất nghiệp

Nếu bản thân không muốn rơi vào hoàn cảnh “thất nghiệp” thì nên nhớ những điều:

  • Lên lớp khi có buổi học, việc nghe các thầy cô giảng bài ít nhiều cũng giúp bạn tiếp thu kiến thức thay vì không có chữ nào trong đầu. Về nhà chủ động đọc sách, nghiên cứu những điều mà thầy cô nói trên lớp hoặc những anh chị đi trước để kiến thức bản thân được sâu hơn.
  • Ngoài việc học tập trên lớp, tại nhà thì đi làm thêm là một trong những trải nghiệm thú vị bạn không nên bỏ qua. Việc đi làm thêm không chỉ giúp bạn có những kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ nghề nghiệp mà còn giúp bạn trưởng thành hơn, có thể thích nghi và đối diện với sóng gió của cuộc đời.
  • Khi đi thực tập, bạn không nên coi trọng họ có trả lương cho mình không, quan trọng là họ cho mình làm công việc tại đó, ngay cả những việc nhỏ nhưu hướng dẫn người bệnh, mang đồ dùng, vật dụng y tế,…cũng sẽ giúp bạn những kỹ năng thiết yếu sau này đi làm đấy.
  • Thêm vào đó nên sắp xếp thời gian hợp lý để vừa đi học, vừa đi làm để bạn thấy rằng quãng thời gian học tập, rèn luyện này vô cùng bổ ích.

Tuổi trẻ sẽ thật lãng phí khi không có trải nghiệm, cuộc sống thật buồn tẻ và thất bại nếu bản thân không biết trau dồi những kỹ năng cần thiết. Thành công không ở đâu xa mà nó nằm ngay chính bạn, hãy thức tỉnh và làm những điều bạn chưa từng nghĩ. Khi thành công, bạn sẽ thấy những điều bạn bỏ ra mới thật giá trị.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *