Tolterodine được biết đến là loại thuốc trị co thắt, có tác dụng điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt. Người dùng cần tìm hiểu kiến thức tổng quan để sử dụng thuốc một cách hiệu quả.
- Dùng thuốc Nexium 40mg cần biết điều gì?
- Dhamotil®: Hàm lượng, liều dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
- Natri sulfacetamide: Hàm lượng, công dụng và liều dùng chuẩn
Thông tin tổng hợp về thuốc Tolterodine
Dạng và hàm lượng của thuốc tolterodine
Thuốc tolterodine hiện có dạng viên nén hàm lượng 1mg và 2mg.
Thông tin tác dụng của thuốc tolterodine
Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tolterodine là loại thuốc trị co thắt, có tác dụng điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt.
Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn các cơ bàng quang, tăng cường khả năng kiểm soát bàng quang. Tolterodine có khả năng hạn chế hoạt động của bàng quang, giảm chứng tiểu mót thường xuyên.
Ngoài ra, có một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Theo đó, bạn chỉ dùng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Thông tin liệu dùng thuốc tolterodine cho người lớn
– Liều dùng thuốc tolterodine cho người lớn mắc bệnh són tiểu
Liều khởi đầu :
- Thuốc viên nén: bạn uống 2mg, 2 lần/ngày;
- Thuốc viên nang phóng thích kéo dài: bạn uống 4mg, 1 lần/ngày.
Liều duy trì:
- Thuốc viên nén: bạn uống 1 – 2mg, 2 lần/ngày tùy theo đáp ứng và mức dung nạp của bệnh nhân;
- Thuốc viên nang phóng thích kéo dài: uống 2 – 4mg, 1 lần/ngày, tùy theo đáp ứng và mức dung nạp của bệnh nhân.
– Liều dùng thuốc tolterodine cho người lớn mắc bệnh tiểu liên tục
Liều khởi đầu :
- Thuốc viên nén: bạn uống 2mg, 2 lần/ngày;
- Thuốc viên nang phóng thích kéo dài: bạn uống 4mg, 1 lần/ngày.
Liều duy trì:
- Thuốc viên nén: uống 1 – 2mg, 2 lần/ngày tùy theo đáp ứng và mức dung nạp của bệnh nhân;
- Thuốc viên nang phóng thích kéo dài: uống 2 – 4mg, 1 lần/ngày, tùy theo đáp ứng và mức dung nạp của bệnh nhân.
Thông tin liều dùng thuốc tolterodine cho trẻ em
Theo các chuyên gia, tính an toàn và hiệu quả của thuốc hiện vẫn chưa được xác định ở trẻ em (nhỏ hơn 18 tuổi). Vì vậy, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc tolterodine cho trẻ em.
Thuốc Tolterodine
Tác dụng phụ của thuốc tolterodine
Lời khuyên từ giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nếu xuất hiện các hiệu dị ứng sau: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.
Trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng sau, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ:
- Chứng ảo giác, lú lẫn;
- Đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc không đều;
- Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không tiểu tiện;
- Đau buốt khi tiểu tiện.
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể gặp khi sử dụng thuốc tolterodine gồm:
- Mờ mắt;
- Táo bón hoặc tiêu chảy;
- Choáng váng, hoa mắt;
- Đau khớp;
- Khô miệng và mắt;
- Đau hoặc khó chịu bụng;
- Đau đầu.
Lưu ý: Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Lưu ý gì trước khi dùng thuốc tolterodine?
Trước khi dùng thuốc tolterodine, bạn nên báo với bác sĩ/dược sĩ nếu:
- Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
- Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý, chúng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ và chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu nhận thấy sức khỏe không tốt, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng đúng cách.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn