Tổng hợp những thông tin quan trọng về virus

Trong lịch sử nhân loại đã không ít lần ghi nhận những đại dịch kinh hoàng đến từ virus. Vì vậy, sự hiểu biết về virus, đặc biệt là ảnh hưởng của virus lên hệ sinh vật tự nhiên là điều cần thiết.

Virus Langya là một phần của họ henipavirus

Virus Langya là một phần của họ henipavirus

Cấu tạo virus

Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, virus là sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ từ 50-300nm, nhỏ hơn đến 10 lần so với vi khuẩn, hay nói cách khác loài virus lớn nhất được tìm thấy vẫn nhỏ hơn loài vi khuẩn bé nhất, virus phải được quan sát bằng kính hiển vi điện tử. Virus không có cấu trúc tế bào, chỉ là một đại phân tử nucleoprotein mang vật liệu di truyền là RNA hoặc DNA, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống và không thể sinh sản nếu không gắn vào các tế bào sống này.

Virus tác động vào tế bào cảm thụ

Trong quá trình gắn vào tế bào vật chủ, phần lớn các loại virus sẽ lập trình lại các tế bào để tạo ra các virus mới cho đến khi tế bào vật chủ vỡ ra và chết đi. Virus gây bệnh cho người bằng cách tấn công các tế bào cụ thể, chẳng hạn như tế bào gan, máu, hệ hô hấp,… Thậm chí, virus còn có khả năng biến các tế bào bình thường thành các tế bào ác tính hay ung thư. Bên cạnh đó, virus cũng có thể nhắm mục tiêu tấn công vào vi khuẩn, như nhóm các loài virus chuyên ký sinh vào vi khuẩn và ăn các vi khuẩn này, được gọi chung là Phage (thực khuẩn thể).

Điều trị nhiễm khuẩn do virus

Thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt virus do virus có kích thước rất nhỏ và sinh sản bên trong tế bào, vì vậy điều trị nhiễm khuẩn do virus cũng sẽ khó khăn hơn điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Một số thuốc kháng virus được nghiên cứu và áp dụng cho các bệnh nhiểm khuẩn do virus gây ra đạt hiệu quả tương đối tốt, có thể kể đến như: cúm, HSV, HIV/AIDS. Tuy nhiên, làm dụng thuốc kháng virus cũng dẫn đến sự phát triển của các virus kháng thuốc tương tự như tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn.

Từ đầu thế kỷ XX, vaccine đã được phát triển và làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn do siêu vi. Chẳng hạn như: sởi, bại liệt, thủy đậu, cúm, viêm gan A, viêm gan B, HPV và một số loại khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loài virus chưa có vaccine phòng ngừa, nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn do virus chỉ có thể điều trị bằng phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng.

Hình ảnh minh họa.

Hình ảnh minh họa.

Vai trò của virus trong tự nhiên

“Chúng ta dễ thấy đa phần virus là có hại. Đại dịch do virus có thể xảy ra trên người, cũng có thể xảy ra trên động vật, gây ra các cái chết hàng loạt, mà gần đây nhất là đại dịch Covid đã cướp đi sinh mạng của hơn 6 triệu người trên thế giới nói chung và hơn 40.000 ca tử vong tại Việt Nam nói riêng”, giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói.

Tuy nhiên, virus có những lợi ích mà chúng ta chưa khám phá hết được. Tiêu biểu có thể kể đến như những thực khuẩn thể ăn vi khuẩn – Phage, những loài virus này đã được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn rất thành công, khi mà việc điều trị bằng kháng sinh dường như đã không còn hiệu quả, trong khi vấn đề tăng cao và liên tục tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc ngày càng phổ biến. Một số virus còn có khả năng chọn lọc lây nhiễm và tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả và an toàn hơn hẳn những phương pháp điều trị thông thường.

Thậm chí sự ký sinh của virus còn duy trì một hệ vi sinh cân bằng và khỏe mạnh trong cơ thể người và các động – thưc vật khác, nhiều loài còn đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển hệ sinh thái. Vai trò của virus trong bảo vệ sức khỏe con người vẫn đang được nghiên cứu và hứa hẹn nhiều bất ngờ.

Chúng ta thường tập trung vào các virus gây hại và quên đi những virus có lợi, sự thật virus có lợi nhiều hơn hại, và “nếu một ngày virus biến mất vĩnh viễn khỏi Trái Đất, thì loài người cũng sẽ chết”, đó là phát biểu đến từ Tony Goldberg, nhà dịch tễ học tại Đại học Wisconsin-Madison của Mỹ.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *