Tổng quan về thuốc sitagliptin mới nhất

Sitagliptin là một loại thuốc tiểu đường hoạt động bằng cách tăng hàm lượng các chất tự nhiên. Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về loại thuốc này sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tác dụng của thuốc.

Thuốc sitagliptin

Thuốc sitagliptin

Dạng và hàm lượng của thuốc sitagliptin

Hiện sitagliptin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén.

Thông tin tác dụng của sitagliptin

Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sitagliptin là một loại thuốc tiểu đường hoạt động bằng cách tăng hàm lượng các chất tự nhiên được gọi là incretin. Incretin này có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng tiết insulin, đặc biệt là sau bữa ăn. Chúng cũng làm giảm lượng đường mà gan của bạn tạo ra.

Theo đó, sitagliptin được sử dụng với các loại thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu cao. Đây cũng là loại thuốc được sử dụng ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Việc kiểm soát lượng đường trong máu cao giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, đoạn chi và các vấn đề về chức năng tình dục. Đồng thời, việc kiểm soát thích hợp bệnh tiểu đường cũng có thể làm giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Ngoài ra, sitagliptin còn có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin liều dùng thuốc sitagliptin cho người lớn

– Liều dùng thuốc sitagliptin cho người lớn bị bệnh tiểu đường tuýp 2:

Liều thông thường: bạn dùng 100mg, uống 1 lần/ngày.

Điều chỉnh liều:

  • Đối với bệnh nhân suy thận vừa: bạn dùng 50mg, uống 1 lần/ngày.
  • Đối với bệnh nhân suy thận nặng: bạn dùng 25mg, uống 1 lần/ngày.
  • Đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo: bạn dùng 25mg, uống 1 lần/ngày.
  • Đối với bệnh nhân đang dùng phương pháp thẩm phân phúc mạc: bạn dùng 25mg, uống 1 lần/ngày.

Thông tin về thuốc sitagliptin

Thông tin về thuốc sitagliptin

Thông tin liều dùng thuốc sitagliptin cho trẻ em

Đối với người dùng là trẻ em, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.

Lưu ý gì khi uống thuốc sitagliptin?

Theo chỉ dẫn của các Dược sĩ lâm sàng tốt nghiệp trình độ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, liều lượng của thuốc được dựa trên tình trạng sức khỏe, chức năng thận và đáp ứng điều trị.

Bạn uống thuốc này cùng hoặc không cùng thức ăn, thường là 1 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bạn nên dùng thuốc này thường xuyên và cùng lúc mỗi ngày để phát huy tác dụng tốt nhất từ thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện theo kế hoạch điều trị bao gồm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục.

Bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và thông báo kết quả với bác sĩ. Báo cho bác sĩ nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp để điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Tiền sử bệnh, đặc biệt là suy tim, bệnh thận, sỏi trong túi mật (sỏi mật), bệnh tuyến tụy (viêm tụy).
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, cho con bú hay mang thai trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Hạn chế uống rượu trong khi dùng thuốc này vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ giảm đường huyết.
  • Trước khi phẫu thuật, bạn hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê toa và các sản phẩm thảo dược).
  • Không nên lái xe, sử dụng máy móc, hay thực hiện bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi sự tỉnh táo hoặc tầm nhìn rõ ràng.

Tương tác thuốc

Thuốc sitagliptin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Do đó, để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc không kê toa, được kê toa, thảo dược, vitamin, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý, chúng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ và chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu nhận thấy sức khỏe không tốt, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng đúng cách.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *