Một trong những bước đột phá lớn của lịch sử y học là việc tìm ra kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã khiến nhiều loại kháng sinh dần trở nên mất tác dụng.
Sử dụng kháng sinh đúng cách mang lại kết quả mong muốn
Kháng sinh (antibiotic) là một chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm hoặc được tổng hợp hay bán tổng hợp từ các chất hóa học nhằm tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chất kháng sinh được phát hiện và ứng dụng sớm nhất là penicilin được tách chiết từ nấm Penicillium notatum. Người đầu tiên phát hiện ra việc sử dụng nấm để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn là Flemming, năm 1928. Tuy nhiên, penicillin chỉ thực sự chính thức được áp dụng rộng rãi trên bệnh nhân và được sản xuất quy mô công nghiệp vào giữa thế kỉ XX. Dù trước đó con người đã biết dùng đậu phụ, bánh mỳ, ngô hay giày cũ bị lên nấm mốc để đắp chữa các vết thương nhỏ và điều trị các vết mủ, vết lở loét ở da.
Việc sử dụng kháng sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, với nguyên tắc là đúng loại kháng sinh và đúng liều lượng. Một số lưu ý khi dùng kháng sinh là:
Có nhiều cách phân loại kháng sinh, theo hiệu quả tác dụng của kháng sinh (phổ tác dụng) hoặc theo thành phần của kháng sinh (cấu trúc hóa học).
Kháng sinh phổ hẹp (kháng sinh chọn lọc): Kháng sinh chỉ tác dụng trên một hoặc một số loài vi sinh vật nhất định. Chẳng hạn như isoniazid chỉ tác dụng trên trực khuẩn lao.
Kháng sinh phổ rộng: Kháng sinh có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, cả Gram âm và Gram dương.
Nhóm Beta lactam: Các kháng sinh có cấu trúc vòng Beta lactam (gồm bốn nhóm Penicillin, Cephalosporin, Carbapenem, Monobactam). Mỗi nhóm này lại có hiệu quả tác động trên các nhóm vi khuẩn nhất định bao gồm các vi khuẩn Gram âm hoặc vi khuẩn Gram dương, hoặc cả hai.
Nhóm aminoglycosid: Trong cấu trúc hóa học có chứa gốc đường (ose) và nhóm chức amino, tác dụng trên vi khuẩn gram âm, và đồng vận trên gram dương (gentamycin).
Nhóm macrolid: Được phân lập từ Streptomyces, phổ tác dụng trên gram âm, gram dương và vi khuẩn không điển hình.
Nhóm lincosamid: Phổ tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram dương và kỵ khí.
Nhóm Quinolon: Là kháng sinh tổng hợp hoàn toàn. Thế hệ 1 là acid nalidixic, các thế hệ sau được gắn thêm fluor vào vòng nên có tên là fluoroquinolon. Gồm những kháng sinh có tác dụng mạnh trên gram âm như Enterobacteriaceae, Haemophillus spp, Neisseria spp, Pseudomonas aeruginosa.
Nhóm Glycopeptide : Là nhóm kháng sinh bán tổng hợp, có phổ tác dụng trên gram dương, bao gồm các chủng gram dương kháng thuốc.
Các nhóm khác: Oxazolidone, Chloramphenicol (thuốc có độc tính nghiêm trọng nên hiện nay thuốc không còn được sử dụng nhiều trên lâm sàng), Tetracyclin, Polymyxin, Nitro-imidazol,…
Nhóm các kháng sinh kháng vi khuẩn lao: rifampicin, isoniazid, pyrazinamide, ethambutol.
Kháng sinh được phân loại theo nhiều cách
Thứ nhất là do vi khuẩn đột biến gen (ADN) dưới sự tác động của thuốc kháng sinh, giúp chúng có khả năng chống lại cơ chế tác động của thuốc, gen bị biến đổi này được gọi là gen kháng thuốc.
Thứ hai là do có sự lai tạo và tái tổ hợp giữa các dòng vi khuẩn trên các loài sinh vật bao gồm cả động vật và con người, nhờ đó mà các vi khuẩn gây bệnh trên người tiếp nhận được những gen kháng thuốc từ hệ vi khuẩn trên động vật và cả vi khuẩn trên những người khác.
Thứ ba là có sự chuyển đổi gen kháng thuốc giữa các vi khuẩn trên các vùng lãnh thổ khác nhau thông qua những chủ thể người đi du lịch hay những loại động vật di cư.
Ngoài ra, có thể bản thôi một số loài vi khuẩn cụ thể đã có chứa đoạn gen kháng với kháng sinh, dưới điều kiện thuận lợi thì gen này được bộc lộ.
Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Cơ chế lây truyền gen kháng thuốc qua lại giữa 2 tế bào vi khuẩn gồm:
Plasmid và transposon được cho là nguyên nhân chính thúc đẩy sự lây truyền nhanh chóng các gen kháng thuốc của vi khuẩn.
Sự lây truyền gen kháng sinh không chỉ xảy ra giữa các vi khuẩn gây bệnh mà còn xảy ra đối với cả những vi sinh vật thuộc vi hệ bình thường. Vậy nên việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ tại điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn kháng thuốc phát triển và gây bệnh ở những lần sau mà còn biến các vi sinh vật bình thường trở thành “hồ chứa cho các gen kháng thuốc”.