Trước diễn biến bệnh Đậu mùa khỉ đang trở nên phức tạp tại các nước Châu Âu và có khả năng lây lan rộng rãi, Việt Nam đã chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó với bệnh nói riêng và ứng phó trước tình hình dịch có thể xảy đến nói chung.
- Cúm A và những nguy cơ trở nặng tiềm ẩn
- Dùng thuốc Nexium 40mg cần biết điều gì?
- Dhamotil®: Hàm lượng, liều dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm tương tự như thủy đậu
Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là một bệnh mới, đây là một bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm tương tự như thủy đậu, với các triệu chứng phát ban (các nốt ban sần như mụn nước, bên trong có chứa mủ), các triệu chứng kèm theo như sốt, đau đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, suy nhược cơ thể. Bệnh nhân nếu được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tốt có thể tự khỏi hoàn toàn trong vòng 2 – 3 tuần, theo VNCDC – Cao đẳng Điều dưỡng (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) dẫn nguồn.
Tình hình bệnh Đậu mùa khỉ nói chung
Năm 1958, tại phòng nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra virus gây bệnh Đậu mùa khỉ trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, nhưng mãi đến năm 1970, ca bệnh đầu tiên ở người mới được ghi nhận, tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, sau đó bệnh Đậu mùa khỉ ở người trở nên lưu hành ở khắp các nước thuộc khu vực Trung Phi và Tây Phi. Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi, cụ thể xảy ra ở Mỹ đã dẫn đến hơn 70 ca mắc bệnh, nguyên nhân có liên quan đến cầy thảo nguyên (hay còn gọi là chó đồng), tuy nhiên các ca bệnh vẫn chỉ được báo cáo ở mức rải rác. Đáng chú ý, từ tháng 5/2022 đến nay dịch đã có những diễn biến bất thường, lan ra nhiều khu vực trên thế giới, đe dọa đến tình hình y tế, thậm chí là kinh tế, xã hội cảu nhiều Quốc gia.
Tại Việt Nam, Đậu mùa khỉ được xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm nhóm B (các nhóm khác là nhóm A, nhóm C; từ nhóm A đến nhóm C sẽ tương ứng với các mức độ nguy hiểm từ 1 đến 3). Nhóm B bao gồm những bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh tạo thành dịch và có thể dẫn đến tử vong nếu không có các biện can thiệp thích hợp. Một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B có thể kể đến như: sởi, thủy đậu, cúm, ho gà, bạch hầu, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tay chân miệng,…
Ngày 03/10/2022, Việt Nam ghi nhận ca mắc Đậu mùa khỉ đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình bệnh Đậu mùa khỉ tại Việt Nam
Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hai ca mắc bệnh Đậu mùa khỉ.
Phòng Truyền thông – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật tại báo SK&ĐS, ngày 03/10/2022 Việt Nam ghi nhận ca mắc Đậu mùa khỉ đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân là một phụ nữ 35 tuổi, nhiễm bệnh sau khi đi du lịch từ Dubai. Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, Bộ Y Tế đã chỉ đạo công tác điều tra, xét nghiệm, các biện pháp y tế, dịch tễ nhằm tăng cường khả năng phát hiện, ứng phó và dự phòng bệnh hiệu quả. Đối với bệnh nhân mắc bệnh, bước đầu đã xác định được nguồn lây đến từ nước ngoài, bệnh nhân được cách ly, chăm sóc và điều trị tốt, hiện sức khỏe ổn định. Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng đang được theo dõi, giám sát theo quy định và chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.
Đối với ca bệnh thứ hai được báo cáo vào ngày 20/10/2022, cũng là một người phụ nữ 38 tuổi đi du lịch từ Dubai cũng có tiếp xúc gần với ca bệnh đầu tiên. Bệnh nhân bắt đầu có các biểu hiện triệu chứng (như sốt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đặc biệt xuất hiện các nốt mụn mủ rải rác trên cơ thể) vào ngày 11/10/2022 và đã nhanh chóng báo cáo y tế để được chẩn đoán, cách ly và điều trị kịp thời.
Đến nay cả hai ca bệnh đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên Bộ Y Tế và các cấp chỉ huy, lãnh đạo phòng chống dịch bệnh vẫn tiếp tục nghiên, cứu, giám sát và sẵn sàng can thiệp khi có dấu hiệu bùng phát dịch.
Nguồn: VNCDC – suckhoedoisong.vn – truongcaodangyduocpasteur.edu.vn